Rôm sảy là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè. Tuy không quá nguy hiểm nhưng gây phiền toái, khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hiện tượng rôm sảy ở trẻ em để có cái nhìn đúng đắn, từ đó giúp mẹ chủ động và tự tin hơn trong việc chăm sóc trẻ.
Đôi lúc bạn sẽ thắc mắc vì sao rôm sảy lại mọc? Câu trả lời là: rôm sảy “mọc” khi bị tắc nghẽn ống tuyến mồ hôi.
Khi thời tiết nắng nóng, thân nhiệt của trẻ tăng, đặc biệt trẻ nhỏ thường có thân nhiệt cao hơn người lớn, khi đó thần kinh sẽ điều khiển các tuyến ngoại tiết bài tiết mồ hôi ra bề mặt của da để làm lạnh cơ thể và bốc hơi. Nếu ống tuyến bị tắc nghẽn, mồ hôi sẽ bị giữ lại dưới da gây ra tình trạng viêm và nổi mụn đỏ, đó chính là rôm sảy.
Ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn là nguyên nhân gây ra rôm sảy
Cho đến nay, khoa học chưa giải thích được cụ thể vì sao ống tuyến lại nghẽn trong trường hợp này nhưng các nhà khoa học đã tìm ra một số yếu tố liên quan đến sự tắc nghẽn ống tuyến mồ hôi này, bao gồm:
Thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho sự phát triển của rôm sảy;
Do hoạt động thể lực (vận động với cường độ mạnh, làm việc nặng,..) gây tiết nhiều mồ hôi;
Ống tuyến mồ hôi chưa hoàn chỉnh, đặc biệt ở trẻ sơ sinh dẫn đến mồ hôi không có đường thoát lưu giữ dưới da;
Do vi khuẩn ký sinh trên da có thể bài tiết chất thải gây bít tắc ống tiết.
Ngoài ra, người nằm lâu một chỗ, dùng sưởi quá nóng, mặc đồ không thấm mồ hôi khiến mồ hôi không bốc hơi được cũng dễ bị rôm sảy.
Giải thích theo quan điểm Đông Y: rôm sảy phát sinh do phong huyết nhiệt, thấp nhiệt và nhiệt độc gây ra. Ở trẻ em, rôm sảy thường xuất hiện ở đầu, cổ, vai, ngực, lưng hay kẽ nách, háng.
Rôm sảy được chia thành 3 loại tùy theo mức độ gồm: rôm sảy kết tinh, rôm sảy đỏ và rôm sảy sâu, nhưng trong đó chỉ có rôm sảy kết tinh và rôm sảy đỏ là thường gặp ở trẻ em.
Rôm sảy kết tinh: là dạng nhẹ của rôm sảy, do tổn thương ống tuyến mồ hôi ở lớp sừng, lớp ngoài cùng của da. Dạng kết tinh là những mụn nước nông, nhỏ, trong, và những sẩn dễ vỡ nhưng không ngứa, không đau. Chúng có thể tự biến mất sau vài ngày nhưng có thể tái phát khi thời tiết nóng ẩm.
Rôm sảy đỏ: là những tổn thương ở vị trí sâu hơn trong lớp thượng bì của da. Chúng là những sẩn đỏ, gây cảm giác đau nhói và ngứa nhiều. Ở dạng rôm sảy này, mồ hôi thường có ít hay không có mồ hôi ở vùng da bị ảnh hưởng.
Rôm sảy sâu: là dạng bệnh ít gặp, do tổn thương ở lớp thượng bì và lớp sâu hơn của da, xuất hiện sớm khi vận động ra mồ hôi nhiều. Bệnh có thể gây ra tình trạng không có mồ hôi lan rộng, dẫn tới kiệt sức do nóng kèm theo biểu hiện chóng mặt, buồn nôn. Rôm sảy sâu thường xảy ra khi mắc rôm sảy đỏ nhiều lần và gây ra tình trạng tổn thương ống tiết mồ hôi.
Rôm sảy thường tự khỏi nhưng đôi khi một số biến chứng có thể xảy ra như:
Nhiễm trùng: Ở vị trí rôm sảy có thể bị bội nhiễm vi khuẩn tạo ra mụn mủ đau và ngứa nhiều.
Sốc do nóng: Thường gặp ở bệnh nhân rôm sảy sâu khi thời tiết nóng, các biểu hiện nhận biết tình trạng này bao gồm đau đầu, mạch nhanh, nôn, hạ huyết áp….
Từ nguyên nhân, ta có thể thấy nguyên tắc trừ rôm sảy là làm lạnh da và chống tiết mồ hôi.
Để giảm tiết mồ hôi cho bé, mẹ có thể sử dụng quạt, điều hòa, mặc đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt cho bé và hạn chế vận động.
Để làm mát da cho bé, sẽ có phương pháp làm mát từ bên ngoài và làm mát từ bên trong. Dùng ngoài da, mẹ có thể đun nước khổ qua, sài đất là những thảo dược có tính mát, sẽ giúp bé dịu các triệu chứng nóng đỏ, ngứa ngoài da. Nhưng để hạn chế rôm sảy tái phát nhiều lần, mẹ nên quan tâm đến các biện pháp giúp thanh nhiệt, giải độc cho bé từ bên trong cơ thể.
Siro Tiêu Ban Thủy cũng là một giải pháp thích hợp cho bé. Thành phần của Tiêu Ban Thủy gồm 7 loại thảo dược giúp thanh nhiệt, loại bỏ nhiệt nóng trong cơ thể bé ra ngoài, từ đó giúp giảm triệu chứng rôm sảy cho bé từ bên trong cơ thể, giúp hạn chế tái phát.
Mọi thông tin cần tư vấn liên quan đến tình trạng rôm sảy ở trẻ nhỏ, mẹ có thể liên hệ trực tiếp về tổng đài 1900 63 64 16 hoặc 02473 044 999 để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc.
Xem thêm: