Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính về da trong đó xảy ra hiện tượng viêm, ban ngứa, mẩn đỏ, thậm chí có thể rỉ nước, bong tróc vảy. Đặc biệt, ngứa là yếu tố khiến người bệnh gãi, chà xát do đó làm nặng thêm tình trạng viêm da và tăng nguy cơ bội nhiễm:
Sau đây là một số thuốc bôi ngoài da và thuốc uống dùng trong điều trị viêm da dị ứng:
Nhóm hoạt chất như betamethasol, hydrocortisol, fluticason... có tác dụng chống viêm, làm co mạch ức chế các chức năng của bạch cầu và từ đó làm biến đổi các phản ứng miễn dịch. Thuốc có tác dụng giảm ngứa nhanh tuy nhiên không nên lạm dụng vì thuốc có thể gây ra tác dụng không mong muốn.
Corticoid làm hạn chế quá trình tổng hợp collagen, do đó nếu dùng kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng teo da. Ngoài ra thuốc có thể ngấm qua da gây giãn mạch, rạn da, rậm lông, giảm sắc tố và bội nhiễm… Thuốc gây tác dụng toàn thân, nhất là trẻ em và người già có thể dẫn đến hội chứng cushing, suy tuyến thượng thận…
Là dẫn xuất nhóm kháng sinh macrolid, được dùng trong những dạng viêm da dị ứng nặng mà nhóm thuốc corticoid không đáp ứng. Nhờ tác dụng ức chế sự tổng hợp và giải phóng chất cytokin gây viêm. Ưu điểm của thuốc không làm teo da, ít hấp thu toàn thân nên có thể bôi ở mặt.
Tuy nhiên cần lưu ý thuốc tacrolimus không được bôi lên các niêm mạc, trên da nhiễm khuẩn hoặc dưới băng kín. Thuốc chống chỉ định cho trẻ em dưới 2 tháng tuổi và người bị suy giảm hệ miễn dịch.
Trong vòng 2 tuần nếu không thấy hiệu quả thì dừng ngay. Chú ý không bôi lên những tổn thương cơ có nguy cơ ác tính hoặc tiền ung thư. Hạn chế ra ánh nắng mặt trời trong thời gian điều trị.
Được chỉ định dùng trong các trường hợp viêm da dị ứng nặng ở người lớn, sau khi các phương pháp khác gặp thất bại. Coclosporin chỉ dùng trong đợt điều trị ngắn hạn khoảng 8 tuần.
Phản ứng ngứa trong viêm da dị ứng không đơn thuần chỉ do chất histamin mà tế bào tiết ra. Do đó, thuốc kháng histamin có hiệu quả không rõ rệt. Tuy nhiên việc sử dụng nó cũng giúp giảm bớt tình trạng ngứa gãi.
Không nên dùng các kháng histamin nhóm phenothiazin khi ra nắng nhiều do làm tăng nhạy cảm ánh sáng. Đôi khi cần tác dụng an thần (nhóm kháng histamin thế hệ 1) sẽ giúp ngủ ngon hơn, bớt gãi ban đêm, nhất là trẻ em và người già.
Khi bị viêm da dị dứng thường dẫn đến bội nhiễm, do đó cần chống bội nhiễm do tụ cầu vàng. Có thể dùng thuốc sát khuẩn sau khi tráng kỹ hoặc dùng các dung dịch nước. Tùy vào mức độ tấn công của vi khuẩn để lựa chọn thuốc tại chỗ hay dùng đường uống.
Ví dụ như dùng kháng sinh tại chỗ như acid fusidic trong trường hợp nhiễm khuẩn khu trú nông. Nặng hơn phải dùng đến liệu pháp kháng sinh bằng đường uống như amoxycilin hoặc các cephalosporin.
Bệnh viêm da dị ứng gây khó chịu, nhiều biến chứng nếu dùng thuốc không đúng cách. Ngoài ra, cần chú ý về mặt tâm lý hay điều kiện sống, môi trường sống.
ThS. Lê Quốc Thịnh
Tư vấn mẩn ngứa mề đay 1900 63 64 16
Thưa bác sĩ.năm nay cháu 23t. Cháu mới bị dị ứng thời tiết từ nằm ngoái.thời tiết mùa hè cháu càng bị nhiều hơn.cháu đang định mua tiêu ban thuỷ uống nhưng cháu lại thường xuyên ra rất nhiều mồ hôi.vậy có uống được không ạ?
Dược sỹ trả lời:
Chào bạn,
Trường hợp của bạn hoàn toàn dùng được Siro Tiêu Ban Thủy. Nhờ chiết xuất từ lá khế, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, kinh giới…, Tiêu Ban Thủy giúp làm dịu nhanh cơn ngứa, loại bỏ vết mẩn đỏ, ngăn ngừa bệnh tái phát từ đó hỗ trợ điều trị sẩn mề đay, dị ứng cơ địa, dị ứng thời tiết hoặc do các tác nhân như thức ăn, phấn hoa, hóa chất.
Người ra mồ hôi nhiều hoàn toàn dùng được bạn nhé.