1900 63 64 16 (02473 044 999)

Nguyên nhân và triệu chứng viêm da cơ địa dạng tổ đỉa chàm vảy nến

Viêm da cơ địa dạng tổ đỉa là gì? nguyên nhân triệu chứng cách trị ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé! Tất cả sẽ được giải đáp cùng với đó là viêm da cơ địa đối xứng, chàm hóa, vảy nến, quả táo,.....

heart Các dạng viêm da cơ địa phổ biến hiện nay

1. Nguyên nhân và dấu hiệu của viêm da cơ địa dạng tổ đỉa

Viêm da dị ứng (viêm da cơ địa): phản ứng viêm xảy ra vùng da có sự tiếp xúc với một chất mà hệ thống miễn dịch biết đến nó như một tác nhân lạ.

Viêm da tiếp xúc: một phản ứng cục bộ ở vùng da đã tiếp xúc với những chất có nguy cơ dẫn tới dị ứng.
bệnh chàm tổ đỉa : hay thấy ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, đặc trưng bởi mụn nước cũng như một số nốt rộp da.

Viêm da thần kinh: ở tại vùng da bị viêm xuất hiện một số mảng lớn bị liken hóa, có vảy, dày, thường xảy ra trên đầu, cánh tay, cổ tay, cẳng chân.

 

 

Eczema thể đồng tiền: xuất hiện một số đốm tròn như hình đồng xu trên da, đóng vẩy cứng và ngứa.

Viêm da tiết bã: một số mảng vảy thường có màu vàng của da, nhiều dầu, thường là trên da đầu cũng như khuôn mặt.

Viêm da ứ đọng: còn được gọi là viêm da ứ đọng tĩnh mạch, hay thấy lúc có một vấn đề với lưu lượng máu trong tĩnh mạch khiến cho tăng áp lực (thường tại cẳng chân). Áp lực này có thể làm chất lỏng rò rỉ ra những tĩnh mạch cũng như vào da, gây ra Viêm da cơ địa dạng tổ đỉa ứ đọng.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây ra Viêm da cơ địa dạng tổ đỉa mà bạn chưa biết?

2. Nguyên nhân và triệu chứng viêm da cơ địa dạng chàm hóa

Viêm da cơ địa dạng chàm hóa sẽ trải qua 5 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có biêu hiện khác nhau để có thể nhận biết dễ dàng.

- Đỏ da

- Mụn nước

- Chảy nước

- Da nhẵn, lên da non kèm hiện tượng da chết thành mảng

- Bong vảy da, bề mặt xù xì thô ráp.

 

 

Nguyên nhân chính dẫn đến Viêm da cơ địa dạng chàm hóa:

- Yếu tố di truyền: Nếu cha mẹ bạn bị dị ứng hay hen suyễn,... thì xác xuất con bị viêm da cơ địa khá cao. Tỉ lệ chiếm khoảng 70%.

- Tiếp xúc: Môi trường cũng là yếu tố gây nên các bệnh ngoài ra như khói bụi , hóa chất,... Nếu ở trong thời gian dài thì da sẽ bị tổn thương khá nhiều. Đồng thời sẽ thành phản ứng miễn dịch làm cho chúng ta ngứa, gãi nhiều và lâu dần dẫn tới sẩn ngứa chàm hóa.

- Rối loạn tâm thần kinh: Khi bạn quá căng thẳng và có nhiều chuyện phải lo thì cũng sẽ bị việm da cơ địa. Có thể xuất hiện những vùng ngứa không rõ nguyên nhân trên cơ thể lâu dần sẽ khiến dẫn đến chàm hóa.

- Thay đổi nội tiết: Phụ nữ mang thai, phụ nữ mãn kinh, yếu tố nội tiết đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành chàm hóa.

- Ăn các thức ăn có tính dị ứng: Những thức ăn có khả năng dị ứng như hải sản, trứng, sữa... khi bạn ăn vào cũng sẽ bị chàm hóa. Và tái phát lại nhiều lần nếu bạn vô tình ăn phải những thức ăn gây dị ứng.

- Thiếu hụt vitamin A, E, canxi.

>>> Xem ngay: Nguyên nhân và dấu hiệu của viêm da cơ địa ở bé sơ sinh

3. Nguyên nhân và triệu chứng viêm da cơ địa đối xứng

Có rất nhiều người không biết viêm da cơ địa đối xứng là gì? Chính vì vậy mà cần phải tìm hiểu và có được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Giúp bạn có sức khỏe tốt nhất.

Rất khác với viêm da cơ địa thì dạng đối xứng này sẽ xuất hiện trên mặt da bên phải và bên trái của khủy tay và đầu gối. Thông thường thì chỉ trẻ nhỏ mới bị, còn đối với người lớn thì sẽ không bắt gặp nhiều. Theo như thống kê gần đây nhất năm 2019 thì viêm da cơ địa đối xứng chiếm 1/4 trong tổng số các căn bệnh ngoài da khác và tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em chiếm khoảng 10 – 30% còn ở người lớn chỉ có 1 – 3%.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa đối xứng:

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bởi mỗi cơ thể người có tình trạng sức khỏe và cơ địa khác nhau. Chính vì thế mà nguyên nhân di truyền được xem là xảy ra cao nhất. Tiền sử người thân trong gia đình bị viêm da đối xứng thì bạn cũng sẽ bị là điều không thể tránh được. Tỉ lệ bị viêm da giảm xuống 58% nếu chỉ có mình bố hoặc mẹ mắc phải.

Ngoài cũng còn nguyên nhân khác như: Dị ứng từ bên ngoài: xà phòng, cao su, xi măng, chất tẩy rửa,… Thêm vào đó, bệnh xảy ra cũng có thể là do người bệnh mắc phải các căn bệnh về da hay dị ứng.

Biện pháp phòng tránh viêm da cơ địa đối xứng

Hạn chế hoặc không nên tiếp xúc với các chất gây kích ứng da như các yếu tố hóa học hay yếu tố vật lý.

Thực hiện vệ sinh sạch sẽ trong ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh và nơi ở, nơi làm việc.

Không được chà sát hoặc gãi lên vùng da bị tổn thương, tránh nhiễm trùng. Đồng thời, thường xuyên tái kiểm tra sức khỏe để bác sĩ theo dõi diễn biến bệnh và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.

4. Triệu chứng của viêm da cơ địa vảy nến

Vẩy nến mảng

Là vẩy nến thông thường biểu hiện bằng những mảng vẩy, hồng ban, thường gặp nhất ở mặt duỗi của khớp gối, khuỷu tay và da đầu. Vị trí thường găp khác là bàn tay và vùng cùng. Vùng bị bệnh có từ vài mảng vẩy nhỏ đến hầu như toàn bộ bề mặt. Các tổn thương không được điều trị gồ lên, có thể sờ thấy và phía trên đỉnh là vẩy trắng xám hoặc dạng mica.

Vẩy nến giọt

vẩy nến thể giọt thường gặp ở trẻ em hơn người trưởng thành và biểu hiện bằng đa tổn thương vẩy nến nhỏ, chủ yếu trên thân người. Thể này thường có viêm họng liên cầu đi trước.

Vẩy nến tăng tiết bã nhờn  

vẩy nến tăng tiết bã nhờn hay vẩy nến nếp gấp là những thuật ngữ mô tả những tổn thương vẩy nến kinh điển trên da đầu đi kèm với tổn thương có vẩy mảnh, hồng ban kèm điển hình ở các nếp gấp của cơ thể, đặc biệt là bẹn, nách…

 

 

Vẩy nến đỏ da

vẩy nến đỏ da đặc trưng bằng hồng ban lan rộng bề mặt toàn cơ thể với tổn thương vẩy nến có vẩy kinh điển. Tăng rõ rệt dòng máu qua da có thể dẫn đến mất điều hòa thân nhiệt và suy tim cung lượng cao.

Vẩy nến mủ

vẩy nến mủ có đặc trưng là những mụn mủ vô khuẩn, là đặc điểm lâm sàng rõ nét. Mụn mủ có xu hướng xuất hiện ở rìa tiến triển của tổn thương vẩy nến. vẩy nến mủ cũng có thể được xem như là không đe dọa tính mạng nhưng là biến thể mạn tính ở gan bàn tay hay bàn chân. Những tổn thương này đáp ứng kém với liệu pháp điều trị hiện nay.

Vẩy nến da đầu

vẩy nến da đầu có vẩy rõ ràng, dày và đỏ, thường rõ nhất ở đường chân tóc và sau tai. Một vài bệnh nhân vẩy nến da đầu kéo dài bị rụng tóc.

Vẩy nến móng

Những bệnh nhân bị vẩy nến kéo dài có thể có những thay đổi ở móng, bao gồm những vết lõm ở móng. Cũng có thể quan sát thấy mất màu của móng giống những chấm nhờn.

5. Triệu chứng viêm da cơ địa nổi mụn nước

Các yếu tố kích khởi phát triệu chứng viêm da cơ địa gồm: thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp, mất độ ẩm trên da sau khi tắm nước nóng.Chính vì thay đổi nhiệt độ đột ngột, hoặc sử dụng xà phòng cho người viêm da cơ địa không chất lượng gây dị ứng mẩn đỏ. Ngoài ra hệ miễn dịch suy yếu cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa.

Các triệu chứng của bệnh tuỳ thuộc vào giai đoạn tổn thương

 - Giai đoạn cấp tính: Xuất hiện những đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết. Gây nên viêm và bị phù nề gây khó chịu và cản trở sinh hoạt hằng ngày. Nhất là khi về đêm ngứa ngáy làm cho bạn không ngủ được và có thể bị trầy xước do gãi nhiều.

 - Giai đoạn mạn tính: Dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Do bệnh nhân gãi nhiều có thể để lại các tổn thương trên da như dày da, tróc da, sưng nề, nứt kẽ, chảy nước vàng và đóng vảy tiết. 

Viêm da cơ địa nổi mụn nước tuy không nguy hiểm nhưng rất khó chịu chính vì vậy cần phải chữa kịp thời để không gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

>>> Tham khảo ngay: Nguyên nhân và cách trị dị ứng cơ địa không phải ai cũng biết

  • TAGS:
Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu)

  Thiet ke website pro