Các bài chữa mề đay bằng dân gian khá phổ biến hiện nay. Với những nhiên liệu tự nhiên có sẵn như lá hẹ, lá tía tô, trầu, kinh giới,.... Tuy nhiên có nhiều phương pháp và cách chữa mề đay bằng lá hẹ, tía tô, trầu, kinh giới mà bạn chưa biết. Hãy cùng khám phá những cách trị mề đay hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!
Lá hẹ tốt như thế nào thì chắc hẳn ai cũng biết nhưng để biết cách chữa hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Sau đây là cách chữa mề đay bằng lá hẹ mà bạn nên tham khảo:
Cách thực hiện:
Đem 100g lá hẹ tươi nhặt lá những phần gốc bị héo, úa ( nếu có) và rửa sạch với nước muối pha loãng trong khoảng 5 phút để loại bỏ sạch vi khuẩn gây bệnh rồi để ráo nước.
Cắt hẹ thành từng khúc có độ dài khoảng 2-3cm, cho lá hẹ vào nồi.
Đun lá hẹ với 500ml nước trong khoảng 8-10 phút thì tắt bếp để nguội lấy nước uống.
Giữ lại bã lá hẹ để chà xát lên vùng da bị nổi mề đay, dùng khăn mát lau sạch thì sẽ thấy bớt ngứa ngáy, khô da rất hiệu quả.
Lưu ý khi trị mề đay bằng lá hẹ:
Để lá hẹ phát huy tác dụng thì cần phải có một thời gian xác định. Không nên ngưng khi triệu chứng chưa giảm. Cần phairm kiên trì không nên ngắt quãng.
Còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi cá nhân mà lá hẹ có phát huy hiệu quả nhanh hay chậm. Hoặc nếu dùng một thời gian không thấy hiệu quả thì có thể ngưng và tìm cách chữa mề đay bằng cách khác phù hợp hơn.
Kinh giới vừa là thực phẩm rau xanh vừa là vị thuốc được người trồng. Chính vì vậy vừa tiện lợi trong việc sử dụng và tiết kiệm chi phí. Sau đây là 4 cách chữa mề đay bằng lá kinh giới:
Cách 1: Cách này chỉ cần phần ngọn mang hoa để dùng. Sau đó gói vào mảnh vải mỏng hoặc mảnh lưới vó gai càng tốt. Tiếp theo chà xát khắp chỗ ngứa sẽ giúp cho bạn giảm ngứa và thoải mái.
Cách 2: Xông hơi: Lấy rau kinh giới + bèo cái (bỏ rễ) + củ ráy dại (dã vu) gọt bỏ vỏ ngoài, thái nhỏ (nếu không tìm được thì có thể không cần) + thổ phục linh (thái phiến) + lá ba chục, tất cả ở dạng tươi, đem nấu sôi rồi xông lên vùng bị mề đay. Khi xông hơi cần tập trung hơi vào bộ phận bị bệnh bằng cách trùm miếng vải kín như cách xông cảm. Một tuần xông 2-3 lần. Cách này có tác dụng chữa nổi mề đay mẩn ngứa, cả những trường hợp chàm ngứa, chỗ da bị ngứa thường dày lên từng đám.
Cách 3: Chữa mề đay bằng lá kinh giới với cách sắc nước uống: Dùng Kinh giới tuệ 8g, Kim ngân hoa, Liên kiều, mỗi thứ 16g, Cát căn 12g, Bạc hà 4g, Cam thảo 3g, Thuyền thoái 2g. Mang sắc lấy nước uống. Uống trong vòng 1 tháng hoặc nhanh hơn thì 2 tuần là khỏi.
Cách 4: Các bạn có thể lấy phần lá kinh giới mang hoa, giã nhỏ (hoặc xay nhỏ), đem trộn với rượu trắng rồi chà lên vùng da bị mề đay. Trị mề đay bằng lá kinh giới đảm bảo sẽ hiệu quả vô cùng.
Cách 1: Chữa mề đay bằng lá trầu để tắm
Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu: Một nắm lá trầu không tươi và ít muối biển.
Cách thực hiện: Lá trầu không đem rửa sạch và ngâm với nước muối để loại bỏ vi khuẩn và vụi bẩn. Sau đó vò nát lá rồi cho vào nồi nước nấu lên khoảng 2-3 lít. Khi nước sôi thì để nguội và hòa thêm nước sạch để có đủ tắm toàn thân. Trong khi tắm, bạn lấy bã lá trầu không chà xát nhẹ nhàng vào vùng da bị mề đay sẽ giảm ngứa đáng kể. Nếu hay bị mề đay thì bạn nên thỉnh thoảng tắm bằng lá trầu không để loại bỏ vi khuẩn bám trên da.
Cách 2: Trị mề đay bằng lá trầu không phương pháp đắp
Chỉ dùng phương pháp đắp lá trầu ở mức độ bị nhẹ, chỉ mới xuất hiện với các triệu chứng nhé
Cách thực hiện: Khi sử dụng bất cứ nguyên liệu nào cần rửa sạch với ngâm nước muối để an toàn và sạch khuẩn hơn. Sau đó để ráo lá trầu và bỏ vào bát để giã. Trong khi giã nhớ bỏ 1 thìa muối biển. Dùng hỗn hợp này để đắp trực tiếp lên lớp da và vùng bị ngứa. Để khoảng 20 phút và rửa lại với nước ấm.
Trong thời gian trị mề đay bằng lá trầu không thông thường từ 2-3 ngày thì tôi kiêng nhiều thứ, bao gồm kiêng nước lạnh và ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin và ngủ đủ giấc mỗi ngày.
>>> Xem ngay: Cách trị mề đay mãn tính bằng đông y ngay tại nhà
Cách 1: Uống nước và bôi lá tía tô trực tiếp vào vết mề đay
Cách làm:
- Rửa sạch lá tía tô, để ráo nước, thái nhỏ và đem nghiền nát hoặc có thể cho vào máy xay sinh tố và xay thật nhuyễn.
- Cho phần lá tía tô đã xay nhuyễn vào nồi, cho thêm khoảng 200ml nước vào trong nồi và đun. Khi nước sôi, chờ thêm khoảng 3-5 phút rồi tắt bếp, chờ nguội bớt rồi đem chắt lấy phần nước để uống.
- Lấy phần bã lá tía tô đem bôi trực tiếp lên vùng da đang bị mề đay mẩn ngứa. Nên để phần bã này lưu lại trên da từ 15-30 phút sau đó bỏ phần bã ra và rửa sạch lại bằng nước ấm.
Cách 2: Bôi nước lá tía tô
Thành phần: Lá tía tô tươi 50g, 1 thìa muối hột, 1 miếng vải sạch.
Cách làm:
- Lá tía tô đem rửa sạch và để thật ráo nước. Cho muối hột và lá tía tô vào giã nát. Cho hỗn hợp đó vào miếng vải sạch và lọc lấy phần nước cốt. Cho tía tô và một chút muối vào giã nát để lọc lấy nước cốt
- Đối với vùng da bị mẩn ngứa, dùng bông gòn thấm nước lá tía tô và muối thoa trực tiếp vào đó một cách nhẹ nhàng. Nên để nguyên nước lá tía tô trên da trong một đêm, sau đó rửa sạch bằng nước ấm vào sáng hôm sau. Mỗi buổi tối hàng ngày trước khi đi ngủ, thực hiện cách này sẽ giúp mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Cách 3: Chườm nóng với lá tía tô
Cách làm:
- Đem rửa sạch lá tía tô, để ráo nước sau đó đem cắt khúc khoảng 3-5cm và đem sao nóng.
- Cho lá tía tô đã được sao nóng vào túi vải và tiến hành chườm trực tiếp lên vùng da đang bị mề đay, ngứa ngáy. Cách này sẽ giúp các triệu chứng khó chịu giảm nhanh chóng.
Cách 4: Hãm nước uống
Thành phần: 50g lá tía tô tươi, 1 củ gừng tươi.
>>> Xem ngay: Cách sử dụng lá chè xanh chữa mề đay nhanh nhất