1900 63 64 16 (02473 044 999)

Nguyên nhân nổi mụn nhọt khắp người và các bộ phận trên cơ thể

Nhiều người cho rằng, mụn nhọt thường mọc ở đâu? Nguồn gốc là do nội tiết, do môi trường ô nhiễm. Điều này không sai, nhưng đằng sau những nốt mụn là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của cơ thể đang có vấn đề.

Nguyên nhân gây ra nổi mụn nhọt khắp người

Chữa bệnh mụn bên ngoài chỉ là cách đối phó tạm thời, tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa để khắc phục mới là cách chữa trị lâu dài.

Thường có 3 vị trí xuất hiện của mụn dưới đây cũng là cách mà cơ thể lên tiếng khi nổi mụn nhọt khắp người.

1. Nguyên nhân khi bị mụn nhọt ở tay

Yếu tố thay đổi nội tiết tố thường là nguyên nhân gốc rễ gây mụn ở khu vực này. Nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, đây cũng là yếu tố quan trọng làm nên vẻ ngoài và tính cách đặc trưng của con gái.

Khi bạn mất cân bằng nội tiết tố gây nhiều hậu quả không chỉ với thần kinh, chu kì kinh nguyêt, khả năng sinh sản mà còn ảnh hưởng nhiều đến da như gây sạm da, mụn nổi ở lưng, cánh tay và những vùng kín.

Các vị trí trên cơ thể hay bị nổi mụn nhọt và cách điều trị hiệu quả nhất

Nếu thay đổi nội tiết tố thường là nguyên nhân gốc rễ gây mụn ở khu vực lưng và cánh tay.

Bạn nên cung cấp đầy đủ Vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt là vitamin E. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm các loại thực phẩm được chế biến từ đậu nành, sữa đậu nành, củ cà rốt, khoai tây, tỏi, rau diếp, bông cải xanh, bắp cải, chanh, đậu hủ, bí ngô...

Quần áo dễ thấm mồ hôi cọ xát vào da cũng dễ sinh mụn nhọt ở tay. Bạn nên mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, tránh những trang phục quá chật và bó sát gây bí hơi, đổ nhiều mồ hôi sẽ sinh mụn nhiều hơn.

Mụn phát sinh đôi khi còn do các loại sữa tắm, kem dưỡng, xà phòng giặt, kem chống nắng... gây  nên.

Mụn nhọt thường mọc ở đâu không còn là câu hỏi khó. Tùy vào từng cơ địa và việc sinh hoạt cá nhân của từng người mà việc bị mụn nhọn cũng ở vị trí khác nhau.

>>> Tìm hiểu ngay: Nguyên nhân Mụn nhọt ở lưng để có biện pháp đề phòng

2. Nguyên nhân khi bị mụn nhọt ở nách

Mụn nhọt ở nách là một tình trạng khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Qua trình chữa có thể gặp nhiều nguy hiểm bởi nách là một nơi rất nhạy cảm, hơn nữa, mụn nhọt có thể dẫn tới một số biến chứng nhiễm trùng máu nếu không được xử lý đúng cách.

Bị mụn nhọt ở nách là tình trạng viêm nhiễm do nhiễm tụ cầu khuẩn hoặc do da chết tích tụ ở nách. Nếu nhiễm trùng, da nách sẽ đỏ và sưng lên, sau đó khi nhọt phát triển sẽ xuất hiện mủ và gây đau rát.

Việc đổ quá nhiều mồ hôi khiến vùng da dưới cánh tay ẩm ướt và ấm áp. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển và gây nhọt.

Thói quen nhổ lông nách không đúng cách có thể vô tình tạo ra các lỗ hổng ở nách và khiến vi khuẩn tiếp cận và gây nhọt.

Không biết vệ sinh da khiến da chết tích tụ ở vùng da dưới cánh tay và phát triển mụn nhọt.

Hệ thống miễn dịch suy yếu khiến cơ thể không có khả năng chống lại vi khuẩn, từ đó gây ra nhọt.

Nhiều bệnh khác như ung thư, tiểu đường, chàm hoặc dị ứng có thể làm tăng nguy cơ nhọt ở nách.

Cách chữa : Phương pháp chữa mụn nhọt ở nách thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Tuy nhiên, điều quan trọng là không được nặn, bóp hoặc làm vỡ nhọt. Đa số các trường hợp, nặn nhọt không đúng cách sẽ làm nhiễm trùng lan rộng và khó kiểm soát. Tuy nhiên, nặn nhọt có thể làm vi khuẩn tấn công sang ngón tay và làm lây lan nhọt sang các bộ phận khác của cơ thể.

3. Bị mụn nhọt ở háng có đáng lo ngại

Phương pháp chữa bệnh nhanh chóng, trước hết, bạn cần xác định nguyên nhân gây nổi nhọt ở háng là gì, mức độ mụn nhọt nghiêm trọng ra sao, từ đó mới tìm ra phương pháp trị liệu tốt. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây nổi mụn nhọt ở háng: Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, Bị viêm nang lông, Triệu chứng của các bệnh xã hội.

Các vị trí trên cơ thể hay bị nổi mụn nhọt và cách điều trị hiệu quả nhất

Bị mụn nhọt ở háng được xem là vị trí nhạy cảm nên  không nên tự ý bôi hay dùng kháng sinh tại nhà các bạn nhé. Các chuyên gia y tế khuyên  nên đến bệnh viện kiểm tra và thăm khám kịp thời, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định phương pháp chữa hiệu quả, an toàn và triệt để.

Nổi mụn nhọt ở háng được đánh giá là phức tạp và cần chữa kéo dài. Không nên chủ quan. Hy vọng rằng những thông tin trong bài đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn. Chúc bạn chữa thành công và có nhiều sức khỏe.

4. Nguyên nhân gây ra mụn nhọt ở tai và vành tai

 

Rối loạn chức năng bài tiết bã nhờn

Rối loạn chức năng bài tiết biểu hiện chính là rối loạn bài tiết bã nhờn, chúng gây bít tắc lỗ chân lông sinh ra mụn trứng cá mọc ở tai. Các bã nhờn tích tụ lâu ngày sẽ hình thành nên mụn. Ngoài ra việc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng là nguyên nhân làm tai bị nổi mụn.

Viêm tai

Nếu bạn có thói quen bơi lội thường xuyên mà nước tại vùng bơi lội đó bị nhiễm khuẩn thì khả năng bị mọc mụn trứng cá ở tai là rất cao. Các vi khuẩn có trong nước gây nhiễm trùng ở vùng ngoài và cả trong ống tai  chính vì thế mà nổi mụn nhọt ở tai.

Nhiễm trùng

Vùng tai tương đối nhạy cảm nên khi tiếp xúc với các vật cứng, sắc nhọn gây ra các tổn thương xây xát trầy xước cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng và sinh ra mụn nhọt ở vành tai

Thói quen đeo khuyên tai cũng có thể gây sưng dái tai và khu vực lân cận kết hợp với bụi bẩn, sáp và dầu tích tụ lại khiến mụn phát triển.

Chế độ ăn uống không khoa học

Những loại thức ăn có chứa các chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá, rượu bia,…Các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ mà không bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể, uống ít nước cũng là nguyên nhân khiến mụn mọc ở tai. 

5. Nguyên nhân gây nổi mụn nhọt sau gáy và cổ

Da bị viêm do vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn gây ra. Chính vì thế cần phải cẩn thận hơn.

Áo gối, mền, drap trải giường do không được vệ sinh sạch sẽ nên có nhiều vi khuẩn và bụi bẩn có cơ hội xâm nhập vào vùng da sau gáy và vùng cổ khi chúng ta ngủ. Đồng thời khi da vị trầy xước và nhạy cảm.

Lỗ chân lông ở sau gáy bị vi khuẩn tấn công do tóc bẩn hay cọ sát sẽ bị nổi mụn nhọt sau gáy.

Vùng da sau gáy và cổ tăng tiết bã nhờn do các hoạt động thể thao hoặc khuân vác, vui chơi…dẫn đến lỗ chân lông bị tắc nghẽn và sinh ra mụn trứng cá, mụn sưng viêm có mủ. 

Trong những ngày nắng nóng mà lười tắm gội và không thay áo quần  75% nguy cơ bị mụn ở ngực, lưng và sau gáy là rất cao.

Nổi mụn nhọn ở cổ và sau gáy luôn làm ta thấy khó chịu vì lúc ngủ luôn cọ sát. Chính vì vậy cần phải quan tâm đến vệ sinh cá nhân để vi khuẩn không thể xâm nhập.

>>> Xem ngay: Cách xử lý mụn nhọt ở mông bị vỡ nhanh gọn ngay tại nhà

  • TAGS:
Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu)

  Thiet ke website pro