Ngoài yếu tố cơ địa, thì ảnh hưởng từ nghề nghiệp cũng là một trong những tác nhân chính mang đến tình trạng dị ứng. Cùng nhận diện những nghề nghiệp làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng qua những chia sẻ dưới đây:
Những công việc trong ngành xây dựng luôn đứng đầu trong tốp thủ phạm làm gia tăng nguy cơ dị ứng, đặc biệt là với những người thường xuyên phải tiếp xúc với xi măng hay phải tham gia công việc phá dỡ, tu sửa. Bởi điều này sẽ trực tiếp khuấy động các loại bụi bẩn, nấm mốc và chất kích thích biến chúng trở thành mối đe dọa cho sức khỏe.
Thường xuyên tiếp xúc với xi măng, khói bụi khiến rất dễ gặp phải dị ứng
Do đó, với nhưng người làm việc trong môi trường này cần phải được trang bị quần áo bảo hộ đầy đủ, đeo khẩu trang khi làm việc đồng thời vệ sinh sạch sẽ sau mỗi buổi làm việc để tránh cho bụi bẩn có cơ hội làm tổ và mang theo những triệu chứng của dị ứng.
Với những người mẫn cảm với phấn hoa thì đây thực sự là nỗi ám ảnh. Các công việc ở sân golf, làm vườn hay chăm sóc cây cỏ cần tuyệt đối tránh với nhóm đối tượng này bởi những nhân tố ngoài trời dễ gây dị ứng lại phổ biến nhất ở những nơi có cây, cỏ, cỏ dại, và nấm mốc.
Không gian nhà bếp chính là môi trường cần tuyệt đối tránh với những người có tiền sử dị ứng thực phẩm bởi nơi đây chứa rất nhiều các chất kích hoạt dị ứng. Mùi vị thức ăn từ các loại hải sản,... đang được nấu có thể mang đến những triệu chứng dị ứng khi bạn vô tình hít phải. Do đó, nếu bạn bị dị ứng thực phẩm thì cách phòng bệnh tốt nhất là cách xa nhà bếp.
Nhà bếp chính là môi trường lý tưởng khiến các tác nhân gây dị ứng thực phẩm tìm đến với cơ thể bạn
Những người làm các công việc dọn dẹp nhà của thường phải tiếp xúc với rất nhiều các chất gây ra dị ứng như: nấm mốc, bụi, chất tẩy rửa, hóa chất,… tất cả những điều này đều có thể mang đến những triệu chứng của dị ứng như ngứa, nổi mẩn, phát ban...
Những người làm việc trong lĩnh vực cơ khí, sữa chữa, thiết bị và động cơ,… cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ bị mắc các bệnh dị ứng cao. Bởi công việc thường xuyên phải tiếp xúc với dầu mỡ, trong khi đó thành phần dầu mỡ có mang theo các chất nhạy cảm với da như mercaptan và các hợp chất chứa chì, Cadmi, Bari, Liti... có thể gây nên những kích ứng cho da, làm mẩn đỏ, ngứa ngáy.
Môi trường làm việc tại những điểm spa, làm móng hay bất kỳ một công việc nào thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, khói thích thích, thuốc xịt phun trong không khí đều có thể dẫn tới các triệu chứng dị ứng.
Cho dù bạn yêu thích động vật vô vùng nhưng nếu bạn bị dị ứng lông thú vật nuôi, thì công việc này cũng cần tuyệt đối tránh bởi nó là nguy cơ mang đến cho bạn những triệu chứng dị ứng.
Hi vọng, với những gợi ý ở trên các bạn sẽ có được những lựa chọn tốt nhất cho mình về nghề nghiệp đồng thời cách phòng bệnh trong những môi trường khác nhau để ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng xuất hiện.
Tư vấn, dị ứng mẩn ngứa, mề đay: 1900.63.64.16 gặp dược sỹ để được tư vấn.