Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc rất tốt. Do đó dân gian thường dùng để chế biển những món ăn, mát bổ dưỡng, đặc biệt dùng trong điều trị mẩn ngứa, dị ứng, mề đay.
Sau đây là tổng hợp những bài thuốc dân gian hay từ rau má được dân gian lưu truyền.
Lá rau má mua về rửa sạch, giã hoặc xay nát. Cho thêm một ít nước vào, vắt lấy nước và lọc bỏ bã. Có thể điều chỉnh vị dễ uống bằng cách thêm ít đường.
Mỗi người nên dùng 30 – 40 g rau má tươi mỗi ngày.
Rau má kết hợp với các vị thuốc khác theo tỷ lệ như sau: Rau má 200g, nhân trần 100g, lá đinh lăng 200g, cam thảo 100g. Các dược liệu đều ở dạng khô.
Cách dùng: Đem sao giòn và tán vụn các vị thuốc trên. Trộn đều và bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Mỗi ngày dùng 30 g – 40 gam bằng cách hãm với nước sôi trong 10 phút. Nên dùng thay trà trong ngày sẽ có công dụng thanh nhiệt, nhuận gan, chống khát.
►Chữa mụn nhọt
Rau má và lá gấc mỗi loại 50 gam. Rửa sạch, sau đó giã nhỏ, trộn thêm ít muối. Đắp lên chỗ bị mụn nhọt rồi băng lại.
Ngày thay thuốc 2 lần. Đắp liên tục cho đến khi khỏi.
►Trị mẩn ngứa, mề đay
Rau má tươi 50 g, rửa sạch, nên giã dập. Sau đó hãm với nước sôi (khoảng 200 ml) như hãm với chè tươi. Uống trong ngày.
Tốt nhất để nâng cao hiệu quả điều trị mẩn ngứa, mề đay; người bệnh nên phối hợp rau má với những thảo dược khác như kim ngân hoa, kinh giới, lá khế, đơn tía. Nên nấu thành nước uống hàng ngày hoặc sử dụng siro Tiêu Ban Thủy.
Mọi thông tin về dị ứng, mẩn ngứa, sẩn mề đay, xin gọi: 1900 63 64 16 hoặc 02473 044 999 để được gặp dược sỹ tư vấn.