1900 63 64 16 (02473 044 999)

Dấu hiệu và các hạn chế khi bị viêm da cơ địa đầu ngón tay

Viêm da cơ địa đầu ngón tay thường hay gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Tuy không gây nguy hiểm nhưng thay vào đó là sự khó chịu và ảnh hưởng đến công việc hằng ngày. Dưới đây là thông tin và kinh nghiệm bạn có thể tham khảo để hiểu hơn về vấn đề viêm da dị ứng này.

>>> Xem ngay: Dấu hiệu và hạn chế khi bạn bị viêm da cơ địa đầu ngón tay

heartDấu hiệu nhận biết về viêm da cơ địa tay

Viêm da cơ địa ở tay có các dấu hiệu sau:

Da ở đầu ngón tay sẽ bị khô, đỏ lên, sau đó bong tróc ra và sẽ lan rộng dần ra các vùng da xung quanh có khi là cả bàn tay, có nơi còn lở loét ra gây chảy máu và đau đớn.

Vào mùa hè, có thể gây ngứa nhiều, nổi mụn nước, nếu để thời gian lâu dài có thể làm vùng da đó bị xù xì, loang lỗ trong rất xấu xí.

Vào mùa đông, khi mà độ ẩm không khí xuống thấp, tình trạng nứt nẻ sẽ nặng thêm, các vết nứt có thể lan dài, tứa máu gây đau đớn, ngứa rát và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

 

 

Ở giai đoạn cấp tính: Viêm da cơ địa bàn tay thường bị đỏ và có ranh giới không rõ ràng. Kèm theo triệu chứng này là sự xuất hiện của các đám sẩn và các nốt mụn nước li ti nhưng không có vẩy ở da. Tuy nhiên, sau đó một thời gian, da bị đóng vảy, tiết dịch và gây ngứa âm ỉ. Và bội nhiễm vi khuẩn có thể xảy ra nếu gãi gây trầy xước da.

Giai đoạn bán cấp: Triệu chứng viêm da cơ địa ở tay trong giai đoạn này thường biểu hiện ở mức độ nhẹ, da không phù nề và không tiết dịch.

Giai đoạn mãn tính: Lúc này da có dấu hiệu dày thâm và hình thành các vết nứt. Ngứa chuyển từ âm ỉ sang dữ dội. Và hậu quả của gãi ngứa là làn da sẽ viêm nhiễm và tổn thương nghiêm trọng. Viêm da cơ địa ở bàn tay sẽ có dấu hiệu bị tái lại nếu không trị kịp thời. 

>>> Xem ngay: Nguyên nhân và cách trị viêm da cơ địa dị ứng ở trẻ sơ sinh

heartPhương pháp hạn chế viêm da cơ địa ở đầu ngón tay

- Tuyệt đối không bóc vảy da, chà xát kỳ cọ vùng da thương tổn quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải vì trà xát mạnh càng làm tổn thương lớp sừng khiến quá trình bong da sau đó còn mạnh mẽ hơn.

- Không tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, xăng, dầu... Hạn chế giặt quần áo, lau nhà, rửa bát. Khi chế biến thức ăn, tránh tiếp xúc với mỡ, gia vị như ớt, muối... Nếu nhất thiết phải làm công việc này, nên mang găng tay bảo vệ.

Tuy nhiên, lưu ý: găng tay bằng nhựa dẻo sẽ ít gây phản ứng dị ứng hơn là găng cao su; không đeo găng trong thời gian dài nhất là khi ra mồ hôi có thể kích thích nặng thêm. Chính vì vậy mà viêm da cơ địa đầu ngón tay khá bất tiện cho việc sinh hoạt.

- Luôn giữ ẩm cho da bằng kem dưỡng ẩm, nhất là vào mùa đông vì thời tiết  hanh khô càng làm da thô ráp, nứt nẻ hơn. Bôi kem dưỡng ẩm trước khi làm việc hoặc sau khi rửa tay. 

- Tuyệt đối không gãi ngứa vì có thể kích thích nổi nhiều thương tổn hơn, dễ gây nhiễm trùng.

- Tránh ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, nhộng, thịt gà... 

- Thay đổi môi trường sống, môi trường làm việc nếu thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất.

- Viêm da cơ địa ngón tay thì nên ăn nhiều rau củ quả tươi có nhiều vitamin C, E. Ví dụ như: giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi.

 

 

Tuy rằng viêm da cơ địa này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt và cuộc sống. Do vậy, nên có được sự quan tâm và chăm sóc đúng cách để trả lại một làn da khỏe mạnh và mịn màng.

heartViêm da cơ địa ở lòng bàn tay có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa nói chung và viêm da cơ địa ở tay nói riêng là không nguy hiểm đến tính mạng và hoàn toàn có thể chữa được nếu áp dụng đúng phương pháp và liệu trình.

Tuy rằng viêm da cơ địa ở tay không nguy hiểm nhưng nó cũng cần được quan tâm và chăm sóc hợp lý. Nếu không có thể chuyển thành mạn tính, đeo bám lâu dài, nhiều trường hợp da bị nhiễm trùng nặng, dẫn đến hoại tử có khi còn phải cắt bỏ phần bị hoại tử, gây nguy hiểm đến tính mạng.

>>> Những điều bạn cần biết: Tiêu ban thủy sử dụng như thế nào mới hiệu quả?

  • TAGS:
Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu)

  Thiet ke website pro