Viêm da cơ địa dị ứng ở trẻ em do đâu mà có? Nguyên nhân, triệu chứng như thế nào để các bà mẹ có thể nhận biết được có hướng chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm về dấu hiệu nhận biết trẻ em bị viêm da cơ địa. Hãy tham khảo ngay khi bạn có thời gian nhé!
Viêm da cơ địa hay còn được gọi chàm da, chàm thể tạng, đây là một dạng viêm da dị ứng. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em sau đó kéo dài cho đến tuổi trưởng thành. Một số ít trường hợp bệnh còn xuất hiện ở cả người lớn.
Bệnh viêm da cơ địa được chia thành 2 cấp độ và có những biểu hiện riêng dễ nhận biết. Ở những cấp độ khác nhau sẽ có cách trị dị ứng riêng biệt.
- Viêm da cơ địa cấp tính: Có những đốm ban đỏ hình tròn, bong trợt da, trên bề mặt da có mụn nước, phù nề và ở giai đoạn này trẻ thường rất ngứa, gây khó chịu cho trẻ.
- Viêm da cơ địa mãn tính: Có nhiều đốm sẩn đỏ dày và sần còn dẫn đến bong vảy, gây rối loạn sắc tố da. Đồng thời kèm theo hiện tượng chảy nước vàng cực kỳ khó chịu.
Viêm da cơ địa thường không gây ảnh hưởng đến tính mạng con người nhưng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là trẻ em.
>>> Xem ngay: Nguyên nhân và triệu chứng của Viêm da cơ địa dị ứng ở trẻ em
Nguyên nhân và triệu chứng gây viêm da cơ địa ở trẻ em
Theo thống kế tính đến năm 2020 thì có khoảng 60% gặp phải tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ em. Và một trong số các nguyên nhân chính đó là:
- Do di truyền: Trong gia đình cho cha hoặc mẹ bị bệnh chàm da, viêm da… thì khả năng cao trẻ sinh ra cũng sẽ mắc phải những căn bệnh này.
- Do cơ địa: Những người có cơ địa dịa ứng khi gặp phải các tác nhân gây nên bệnh viêm da sẽ kích bệnh phát triển nặng hơn thành viêm da thể cấp tính, mạn tính.
- Do sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt là vào mùa lạnh
Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa dị ứng ở trẻ em:
Trẻ vừa mới sinh ra cha mẹ sẽ thấy da trẻ bị khô, nhám. Vị trí da nhám nhiều nhất là ở đầu gối, mắc cá chân, vùng bụng, mặt.
Khi trẻ được 3 – 6 tháng tuổi xuất hiện những mảng đỏ phồng ở mặt, 2 bên má. Những mảng này sau đó sẽ khô, trầy và rỉ nước, gây ngứa ngáy cho trẻ.
Từ 6 tháng – 1 tuổi: Các triệu chứng như trên sẽ ngày càng nhiều. Tuy nhiên, khi bé được 1 tuổi thì những triệu chứng bệnh viêm da cơ địa lại giảm dần đi, do hệ miễn dịch của cơ thể trẻ đã có thể chống đỡ được 1 phần.
Trẻ từ 1 tuổi – 2 tuổi: Biểu hiện bệnh sẽ còn rất ít.
Khi trẻ được 3 tuổi thì gần như tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ không còn nữa.
>>> Xem ngay: Nguyên nhân và triệu chứng viêm da cơ địa đối xứng
Cho trẻ tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, giặt giũ quần áo sạch sẽ. Đồng thời cần quan tâm đến các chất liệu vải mà bé đang mặc. Không nên mặc áo nỉ hoặc lông sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như da nhạy cảm của trẻ.
Không nên cho trẻ ở trong môi trường có sử dụng máy điều hòa quá nhiều vì nhiệt độ thay đổi đột ngột cơ thể của trẻ chưa thể đáp ứng kịp thời.
Tránh sử dụng những loại xà phòng tắm cho trẻ không rõ nguồn gốc. Hoặc gây dị ứng và mẫn cảm với da của trẻ.
Không cho trẻ sử dụng những loại thức ăn gây dị ứng.
Tuyệt đối không sử dụng chanh để tắm cho trẻ. Da của trẻ còn quá mỏng và nhạy cảm bên tính axt trong quả chanh sẽ làm tổn thương và dễ bị viêm da cơ địa.
Thường xuyên thay tã cho trẻ từ 2 đến 3 tiếng.
Đây chính là cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ em an toàn và thông dụng tại nhà nhất mà các bà mẹ nên biết để tránh mắc sai lầm.
Nếu cơ thể trẻ đã có dấu hiệu thuyên giảm tình trạng viêm da cơ địa, chúng ta vẫn phải tiếp tục thoa thuốc hoặc uống thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Mục đích là giúp trẻ ngăn ngừa triệt để tình trạng này.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách trị viêm da cơ địa dị ứng chỉ trong 1 tuần