1900 63 64 16 (02473 044 999)

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm da dị ứng

Các loại thuốc tân dược tuy có khả năng giúp giảm nhanh các triệu chứng mà tình trạng viêm da dị ứng mang lại.Nhưng đó cũng có thể là “thủ phạm” mang tới những bất lợi cho sức khỏe. Hiểu rõ về loại thuốc sử dụng là cách tốt nhất để người bệnh bảo vệ cho sức khỏe của mình.

Viêm da dị ứng là một hiện tượng mạn tính về da khiến da hay bị viêm. Tình trạng bệnh có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, làm da khô, nứt nẻ, nổi ban kèm theo những rỉ nước,… Việc sử dụng các loại thuốc tân dược  trong điều trị bệnh chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng chứ không tác động vào nguyên nhân gây bệnh bởi vậy khi ngưng sử dụng thuốc bệnh có thể tái diễn.

Tuy nhiên, trong trường hợp cấp tính, người bệnh có thể cầu viện tới mốt số thuốc sau để làm giảm tình trạng bệnh:

heartCác loại thuốc corticoid bôi ngoài da (dermocorticoid)

Đây được coi là loại thuốc chủ chốt để chống lại tình trạng viêm da, dùng trong trường hợp cấp tính. Các thuốc chúng ta hay sử dụng như: hoạt chất batamethasol, hydrocotisol, fluticason,…Các loại thuốc này có tác dụng làm co mạch, ức chế các chức năng của bạch cầu, làm biến đổi chức năng của các phản ứng miễn dịch.

Với loại thuốc này thường bôi ngày một lần cho tới khi đỡ, khoảng 10 ngày.Để thuốc có tác dụng tốt nhất nên bôi vào buổi tối đẻ thuốc giữ tại chỗ được lâu hơn. Phải đặc biệt thận trọng khi bôi corticoid ở mí mắt bởi có thể dẫn tới nguy cơ bị đục thủy tinh thể hoặc glaucome.

Tuy nhiên các loại thuốc này cũng chống tăng sinh hạn chế sự tổn hợp collagen, do vậy lạm dụng trong thời gian dài có thể làm teo da, giãn mạch, rạn da, rậm lông, giảm sắc tố, bội nhiễm. Với nhóm đối tượng trẻ em cần hết sức lưu ý kho sử dụng bởi nó dẫn tới hội chứng sushing làm trẻ chậm lớn, thậm chí gây suy thượng thận trong trường hợp ngừng đột ngột sau khi sử dụng một lượng lớn loại corticoid mạnh.

Các loại thuốc bôi ngoài da có thể làm teo da, tối màu da,... nên cần hết sức lưu ý khi sử dụng

heart Tacrolimus (protopic)

Loại thuốc này được sử dụng trong những trường hợp người bệnh bị viêm da dị ứng nặng khi mà sử dụng corticoid không hiệu quả. Là một dẫn xuất của nhóm macrolid có khả năng ức chế tổng hợp và giải phóng các cytokin gây viêm, rất ít hấp thu toàn thân và không làm teo da như corticoid.

Có thể sử dụng tacrolimus để bôi lên các tổn thương ở thân và ở mặt.Tuyệt đối không được bôi lên mặt, trên da nhiễm khuẩn hoặc dưới băng kín.Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 2 tháng tuổi và người bị suy giảm miễn dịch. Không được sử dụng thuốc cho các tổn thương ác tính hoặc thương tổn tiền ung thư.

Sử dụng thuốc 2 lần/ngày dưới dạng lớp mỏng cho tới bao giờ hết viêm da dị ứng thì ngưng. Nếu sau 2 tuần mà không thấy có hiệu quả nên ngưng sử dụng để có hướng điều trị khác. Thuốc có thể gây cảm giác bỏng, ngứa trong những ngày điều trị đầu tiên. Khi thấy có dấu hiệu bội nhiễm thuốc phải ngừng ngay. Hạn chế tiếp xúc với ánh mặt trời trong quá trình điều trị.

heartCiclosporin (neoral, sandimmun)

Đây được coi là cách điều trị ngoại lệ đối với tình trạng viêm da dị ứng nặng ở người lớn sau khi đã áp dụng các phương pháp điều trị khác và bại. Ciclosporin dùng trong điều trị ngắn hạn, khoảng 8 tuần.

heartThuốc kháng histamin

Cảm giác ngứa ngáy của viêm da dị ứng không đơn thuần do sự giải phóng histamin bởi vậy các loại thuốc kháng histamin dùng cho trường hợp này cũng có hiệu quả thất thường.

Tuy nhiên, nếu người bệnh không muốn phải gãi ngứa hãy dùng các loại thuốc này. Cần lưu ý với những người hay ra nắng nhiều không được dùng các thuốc kháng histamin nhóm phenothiazin bởi có thể làm tăng nguy cơ nhạy cảm ánh sáng.

heartThuốc chống nhiễm khuẩn

Trường hợp viêm da dị ứng xuất hiện chốc, lở hoặc viên nang do tụ cầu vàng hãy dùng các loại thuốc chống nhiễm khuẩn để chống bội nhiễm.

Ngay sau khi tắm ấm có thể dùng loại thuốc này rồi tráng kỹ. Cũng có thể dùng tại chỗ các dung dịch nước hoặc có bọt. Nếu phối hợp các thuốc sát khuẩn, thuốc làm dịu và nếu dùng xen kẽ các thuốc sát khuẩn để tránh chọn lọc vi khuẩn. Kháng sinh tại chỗ như acid fusidic cũng có ích trong trường hợp nhiễm khuẩn khu trú nông. Trong một số trường hợp, cần thiết phải dùng đến liệu pháp kháng sinh bằng đường uống như amoxycilin hoặc các cephalosporin.

Hiểu rõ về các loại thuốc là cách tốt nhất để đều trị bệnh hiệu quả

Tuy nhiên, để sử dụng thuốc có hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của thầy thuốc.

Tư vấn dị ứng, mẩn ngứa, sẩn mề đay, gọi: 1900.63.64.16 để được gặp dược sỹ tư vấn.

  • TAGS:
Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu)

  Thiet ke website pro
Nguyễn Thị Huyền Trang - tranggigin96@gmail.com (29/07/2015 | 00:13 )

Tôi bị viêm da dị ứng ,có đi khám nhưng không khỏi nó chỉ đỡ hơn thôi. Những vết mần ngứa sau khi xuống trở thành vết loang màu trắng. bác sĩ bảo do da bị giảm sắc tố. Hiện tại tôi bị nổi mần đầy mặt. Tôi phải làm gì bây giờ ạ

Dược sỹ trả lời,

Chào bạn Nguyễn Thị Huyền Trang,

Dị ứng là một hiện tượng thường gặp ở nước ta do điều kiện thời tiết, khí hậu, thực phẩm... và một số nguyên nhân khác. Biểu hiện của dị ứng thường đa dạng, như nổi mẩn đỏ, mề đay, mụn dày kèm theo ngứa. 

Ở trường hợp của bạn có hai vấn đề: thứ nhất là mề đay dị ứng, thứ hai là hiện tượng giảm sắc tố da sau khi hết mẩn ngứa.

Với hiện tượng mề đay, dị ứng, các thuốc Tây Y thường chỉ có tác dụng cắt nhanh cơn ngứa nhưng không có tác dụng phòng ngừa tái phát. Bạn có thể chuyển sang điều trị theo phương pháp Đông Y để điều trị được từ nguyên nhân gây bệnh. Bạn cũng có thể sử dụng siro Tiêu Ban Thủy được chiết xuất 100% từ các thảo dược thiên nhiên có tác dụng trị giảm ngứa nhanh và phòng ngừa tái phát triệu chứng. Bạn lưu ý cách dùng như sau:

+ Cắt cơn ngứa ngay (dùng thay thuốc tây): Bạn uống tăng gấp đôi, gấp ba liều ghi trên nhãn sẽ cho hiệu quả nhanh.

+ Dùng duy trì phòng ngừa tái phát: Sau khi cơn ngứa đã dứt; bạn dùng liều duy trì (liều ghi trên nhãn) để phòng ngừa tái phát trong tối thiểu 6-12 tuần.
 
Thời gian này, bạn cũng nên kiêng các thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như thịt bò, thịt gà, hải sản,... 
 
Vấn đề thứ hai là hiện tượng giảm sắc tố da. Các trường hợp dị ứng thông thường không có triệu chứng có vết loang màu trắng như của bạn. Triệu chứng này có thể liên quan đến một số bệnh khác. Vì vậy bạn nên đến chuyên khoa da liễu để kiểm tra và được bác sĩ tư vấn thêm.
 
Chúc bạn mau khỏi bệnh.
 
Mọi thông tin tư vấn xin vui lòng liên hệ số 1900 63 64 16 hoặc 0473 044 999.