1. Bị mụn nhọt ở mông có nguy hiểm không ?
Bị Mụn nhọt ở mông khiến người bệnh lo lắng không biết phải xử lý thế nào nhất là những cha mẹ có con bị mụn nhọt ở mông. Chính vì đã có rất nhiều trường hợp vì coi thường tình trạng này khiến các nốt mụn nhỏ biến lớn thậm chí dẫn các biến chứng nhiễm khuẩn huyết đe dọa tính mạng.
>>> [Góc giải đáp]: Mụn nhọt ở mông kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe và khỏi mụn ngay
Thường thì rất nhiều nguyên nhân, nhưng có hai nguyên nhân khiến mụn nhọt ở mông tự vỡ:
- Đầu tiên, mụn nhọt ở mông bị vỡ có thể là dấu hiệu cho thấy mụn nhọt đã đến giai đoạn “chín muồi”. Nhưng cũng cùng lúc này hàng rào bảo vệ của cơ thể đã vây quanh nhọt vững chắc, việc nhọt vỡ ra sẽ không gây nhiều ảnh hưởng đến người bệnh. Nhưng nếu không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách thì rất dễ gây viêm nhiễm khiến vết thương khó lành và thậm chí là nhiễm trùng.
- Nguyen nhân sau đó là nguyên nhân mụn nhọt ở mông bị vỡ ra có thể do nhiều tác động bên ngoài như các va chạm mạnh, lao động nặng nhọc hoặc do người bệnh tác động lực. Đây là một trong những trường hợp rất nguy hiểm vì nếu mụn nhọt chưa “chưa chín, không được chữa bệnh bài bản làm hết còi mụn thì nguy cơ tái phát là rất cao. Ngoài ra, lúc này vùng mụn vẫn còn cục cứng chính là còi nhọt đang chờ thời cơ tái phát.
Với những lý do trên, nếu không được xử lý đúng cách sẽ có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn. Nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm mủ màng tim, viêm mủ màng phổi, viêm xương tủy xương, áp – xe phổi và thậm chí là tử vong.
Nếu mụn nhọt ở mông có mủ tự vỡ ra, bạn cần vệ sinh ngay. Mặc dù dịch mụn nhọt không lây nhiễm nhưng các vi khuẩn bên trong nó thì có nên bạn lưu ý một số vấn đề sau:
Vài tiếng đồng hồ sau khi vỡ, mụn nhọt sẽ tiếp tục chảy nước. Vì vậy, để tránh tình trạng viêm nhiễm hãy bôi một ít kem kháng sinh hoặc lotion, đừng quên dùng băng gạc băng lại và thay băng thường xuyên.
Vết thương không băng kín, quấn băng chặt mà nên để mụn nhọt được thông thoát nhằm giúp vết thương mau lành. Cũng không nên tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời vì sẽ gây bỏng cho vùng da bị tổn thương do mụn nhọt.
Sau khi mụn nhọt ở mông có mủ đã vỡ, vẫn tiếp tục chườm ấm từ 3 – 4 ngày để các dịch mủ chảy ra hết. Bạn nên nhớ phải luôn dùng khăn sạch để chườm phải nhất định phải giặt rửa thật sạch, phơi dưới ánh nắng mặt trời để diệt khuẩn.
Bước 1: Vệ sinh da tay sạch sẽ
Nếu bạn có ý định động vào vùng da bị mụn nhọt thì phải chắc chắn tay của bạn được khử trùng và rửa sạch bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn. Sau đó lau khô tay bằng khăn sạch để tránh nguy cơ gây viêm nhiễm. Nếu bệnh nhân không thể tự động vào vùng da mụn nhọt thì nên nhờ người thân hỗ trợ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất.
Bước 2: Xử lý mụn nhọt bị vỡ ở mông
Mụn nhọt bị vỡ sẽ kèm theo mủ bên trong trồi lên bề mặt da, tuy nhiên bấy nhiêu không phải là tất cả dịch mủ và ngòi nhọt. Do đó, để loại bỏ hết dịch mủ, bạn nên dùng tay ấn nhẹ nhàng xung quanh vùng da bị mụn nhọt để mủ trồi lên.
nếu vết mụn không còn mủ thì dùng gạc vô trùng thấm hết mủ và máu để tránh lây lan cho vùng da khác. Quá trình làm nên làm càng nhẹ nhàng càng tốt để tránh gây đau đớn và để lại sẹo.
Bước 3: Vệ sinh vùng da bị mụn nhọt
Mủ và máu sau khi được vệ sinh, bạn dùng chất khử trùng để vệ sinh sạch sẽ vùng da này. Sau đó rửa lại tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch khử trùng.
>>> Góc chia sẻ: Cách trị tận gốc mụn nhọt ở lưng ngay tại nhà các bà mẹ nên biết