Những nghiên cứu của Hội nhi khoa Việt cho thấy, ở nước ta có khoảng 2,1% trẻ em bị dị ứng đạm sữa bò và 12,6% trẻ có các triệu chứng nghi ngờ dị ứng với đạm sữa bò. Tình trạng dị ứng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng không tốt ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ.
Dị ứng sữa bò là hay còn gọi là dị ứng protein trong sữa bò là loại dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở trẻ em, thường xảy đến trong khoảng 3 năm đầu trẻ. Hiện tượng này xảy tới là do hệ miễn dịch nhận diện sai protein có trong sữa là chất có hại và bảo vệ cơ thể, chống lại sự xâm nhập của các protein này bằng cách gây nên tình trạng dị ứng.
Những biểu hiện bệnh ở bé rất khó đoán biết bởi bé không thế tự nói cơ thể bé đang ra sao bởi vậy, các mẹ chỉ có thể nhận biết tình trạng bệnh thông qua những biểu hiện bên ngoài của trẻ. Những nghiên cứu cho thấy, triệu chứng dị ứng sữa bò thường xuất hiện trong khoảng 2 – 48 giờ hoặc lâu hơn nữa sau khi trẻ dử dụng các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa bò và biểu hiện với 2 loại phản ứng:
►Phản ứng dị ứng nhanh: loại phản ứng này đi kèm các biểu hiện như:
- Da nổi mẩn đỏ: nổi mẩn đỏ là biểu hiện thường gặp ở các loại dị ứng. Với tình trạng dị ứng sữa của bé cũng tương tự, các vết mẩn đỏ có thể làm da bé giống như bị phỏng hay phát ban. Điều đó chứng tỏ hệ thống miễn dịch của bé đang phản kháng lại các thành phần của sữa.
- Có vấn đề về hô hấp: nếu các mẹ phát hiện thấy bé có hiện tượng thở khò khè, khó thở, có đờm trong mũi và cổ họng thì rất có thể đó là dấu hiệu của tình trạng dị ứng sữa.
Trẻ quấy khóc, khó chịu là một dấu hiệu để nhận biết trẻ bị dị ứng sữa bò
►Phản ứng dị ứng chậm: các triệu chứng của tình trạng bệnh này không rõ ràng nên các mẹ phải theo dõi bé để có hướng điều trị kịp thời:
- Trẻ quấy khóc: việc quấy khóc ở trẻ là bình thường nhưng sẽ là bất thường nếu trẻ khóc kéo dài, rất có thể bé đang bị đau bao tử do dị ứng với protein trong sữa.
- Tiêu chảy: đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ những nếu tiêu chảy kéo dài đến 5 – 7 lần ngày và trong phân có máu thì bé đang gặp phải tình trạng dị ứng sữa.
- Trẻ đánh rắm: hiện tượng “xì hơi” xảy đến ở mọi trẻ sơ sinh nhưng nếu các mẹ thấy bé đánh rắm thường xuyên kèm theo những triệu chứng khác thì rất có thể đây là phản ứng của cơ thể khi dị ứng với protein trong sữa.
- Nôn trớ: khi cơ thể bé bị dị ứng sữa bò rất dễ gặp phải triệu chứng trao ngược dạ dày thực quản, do đó khi bé nôn trớ nhiều lần ngay cả khi chưa được mẹ cho bú thì các mẹ cũng cần phải lưu ý.
- Chậm lớn: khi trẻ bị dị ứng sữa bò thường bị đi ngoài, lười ăn, quấy khóc,… đồng nghĩa với đó cảm giác ngon miệng cũng giảm, thiếu hụt dinh dưỡng khiến trẻ bị sút cân, chậm lớn.
Tùy thuộc vào cơ địa của trẻ mà các triệu chứng dị ứng cũng khá nhau. Tuy nhiên, những nghiên cứu y khoa cho thấy, mức độ ảnh hưởng của nó tới các cơ quan có thể nhận biết qua:
Hiện tượng dị ứng sữa bò ở trẻ chủ yếu xảy đến là do sự rối loạn trong hệ thống miễn dịch của trẻ. Ở giai đoạn này, hệ miễn dịch của bé còn non yếu, do đó có thể nhận diện nhầm một số protein có trong sữa bò là yếu tố gây hại dẫn đến việc giải phóng histamin gây nên các triêu chứng của tình trạng dị ứng.
Các nghiên cứu khoa họ cho thấy, nếu trẻ có bố hoặc mẹ mắc các chứng bệnh dị ứng thì nguy cơ dị ứng ở trẻ là 20 – 40% và sẽ là 40 – 50% nếu cả bố mẹ đều mắc dị ứng. Do đó hiện tượng dị ứng sữa bò ở trẻ cũng có thể đến do yếu tố di truyền.
Khi nhận thấy những dấu hiệu dị ứng sữa bò ở trẻ, các mẹ cần ngưng sử dụng sữa bò cho trẻ.Các mẹ có thể thay thế bằng sữa đậu nành hoặc các loại thực phẩm có thành phần protein ít gây ra phản ứng dị ứng. Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau để phòng tránh dị ứng sữa cho bé:
♦ Phải kiểm tra thành phần dinh dưỡng ở mỗi sản phẩm kể cả những sản phẩm trẻ đã dùng quen bởi nhà sản xuất có thể thay đổi thành phần của sản phẩm, nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ dị ứng cho trẻ khi sử dụng.
♦ Ghi rõ tiền sử dị ứng của trẻ trong những hồ sơ sức khỏe có liên quan.
♦ Sau khoảng 2 – 12 tháng ngưng sử dụng các mẹ nên cho bé dùng lại sữa bò để xem trẻ có thể dung nạp được không, nếu vẫn còn hiện tượng dị ứng thì lại dùng tiếp sản phẩm thay thế.
♦ Cần lưu ý cả chế độ ăn của mẹ, bởi protein trong sữa bò có thể đi qua sữa mẹ, do đó cần phải loại hết những thực phẩm có chứa sữa trong chế độ ăn của người mẹ.
Dược sỹ tư vấn mẩn ngứa, dị ứng, mề đay : 1900. 63.64.16 hoặc 02473.044.999 để được gặp dược sỹ tư vấn.
GPQC: 2118/2014/XNQC-ATTP
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.