1900 63 64 16 (02473 044 999)

Cách trị mụn nhọt ở mặt mũi an toàn, hiệu quả đơn giản tại nhà

Những nốt mụn cũng khiến ta mất tự tin hơn khi bị mụn nhọt ở mặt thường xuyên. Các yếu tố như bụi bẩn, dầu thừa, và các tế bào chết lấp vào các lỗ chân lông, các vi khuẩn sống trong tuyến dầu có môi trường thuận lợi để sinh sôi là nguyên nhân gây mụn nhọt hoặc mụn trứng cá trên bề mặt da. Điều này xảy ra ở mọi độ tuổi, đặc biệt là những người trong độ tuổi từ 15-35 tuổi. 

I. Các vị trí khi bị mụn nhọt ở mặt

1. Trán

Những nốt mụn mụn xuất hiện ở trán là dấu hiệu của tâm hỏa thịnh (tim hồi hộp, nóng trong người), quá trình tuần hoàn máu có vấn đề, dẫn tới việc cơ thể tích tụ các độc tố sinh ra mụn.

Nguồn gốc của tình trạng này là do mất ngủ, tinh thần quá căng thẳng dẫn tới tỳ khí thương tổn, dễ nóng nảy và giận dữ. Trong người nóng còn làm cho miệng lưỡi lở loét, đầu lưỡi chuyển màu đỏ, đau nhức khó chịu dẫn tới mất ngủ.

Cách trị mụn nhọt ở mặt an toàn, hiệu quả nhất

Bạn nên: dùng 12g tâm hạt sen, 12g táo nhân hãm trong nước sôi, uống hàng ngày thay nước trà, giúp cho cơ thể mát hơn.

2. Giữa hai đầu lông mày và huyệt ấn đường

Khi bị nổi mụn ở vị trí này có thể do gan bị suy nhược mà gây nên. Chức năng gan yếu còn làm cho 2 bên ngực trái bị ê ẩm, căng cứng gây khó chịu.

Lời khuyên: Bạn nên tránh vận động quá sức, đảm bảo giấc ngủ đầy đủ, không dùng bia rượu và các đồ cay nóng.

Lời khuyên: Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, giảm thiểu dùng các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao.

3. Cằm

Nếu vùng cằm xuất hiện nhiều nốt mụn to và cứng phải đặc biệt chú ý, Chính vì vậy biểu hiện buồng trứng hoặc tử cung… của hệ sinh sản có vấn đề.

Ngoài ra, nếu mụn chỉ xuất hiện định kỳ hàng tháng vào ngày trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt là do nội tiết và hormone, chứ không phải do tình trạng sức khỏe của bạn có vấn đề.

Lời khuyên: Bạn không nên ăn thực phẩm cay nóng, mỡ, đồ quá ngọt, chất kích thích.

4. Gò má phải

Tác dụng của đường ruột bị rối loạn ảnh hưởng tới khả năng bài tiết chất độc của ruột. Một khi chức năng của đường ruột bị rối loạn sẽ có biểu hiện vùng bụng cảm thấy trướng, hay sôi bụng.

Lời khuyên: Bạn cần hạn chế ăn các đồ ăn dễ gây trướng như khoai, hạt dẻ, sắn mì…

5. Má phải

Nếu mụn xuất hiện ở vị trí này cho thấy chức năng của phổi bất thường. Thường khi bạn thấy ho, cảm hoặc tắc mũi, đau họng thì má bên phải sẽ xuất hiện những nốt mụn.

Lời khuyên: Bạn nên ăn nhiều loại thực phẩm tốt cho phổi như: nước ép cà chua, cá, táo, tỏi…

6. Gò má trái

Nếu gan mật không tốt, dịch mật tiết ra không đủ, vấn đề này đều thuộc về hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nếu mụn thường xuyên xuất hiện ở vùng gò má trái là biểu hiện triệu chứng túi mật bị nhiễm hoặc mật kết sỏi.

Lời khuyên: Bạn nên chia thành nhiều bữa ăn và hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ để tránh hệ tiêu hóa hoạt động quá nhiều.

>>> [Chia sẻ] : Mách bạn nguyên nhân bị mụn nhọt trên đầu

7. Má trái

Dấu hiệu này  cho thấy chức năng gan không tốt, sự điều tiết, thải độc, giải độc… của gan hoặc chức năng tạo huyết có vấn đề gây ra hiện tượng trướng đau ở hai bên sườn, vùng ức và vùng bụng, nhãn cầu sẽ chuyển màu vàng và trên má xuất hiện vết ban đỏ.

Cách trị mụn nhọt ở mặt an toàn, hiệu quả nhất

Lời khuyên: Bạn nên tránh uống rượu. Nên ăn nhiều thực phẩm có tác dụng thải độc như: mướp đắng, đậu xanh, dưa chuột, nho, tỏi…

8. Bị mụn nhọt ở mũi

Mũi là một trong những nơi khá nhạy cảm của vùng chữ T do hay tíết nhiều dầu và cũng rất dễ bị nổi mụn, đa số là mụn cám và mụn đầu đen trên cánh mũi.

Nhưng nếu bạn thấy khu vực mũi mình thường xuyên xuất hiện các thể loại mụn bọc hay mủ thì hãy cảnh giác, vì đó là dấu hiệu tim bạn đang không được khỏe, có thể là do vấn đề huyết áp. Một nguyên nhân khác phổ biến hơn là stress.

Mụn nhọt ở mũi là do dạ dày và nội tạng bị nóng, hệ tiêu hóa bất ổn. Khi  bạn bị mụn xuất hiện ở hai bên cạnh sống mũi có liên quan đến hoạt động của buồng trứng và hệ sinh sản.

Bạn cần luyện tập thể dục thể thao chính là một cách hay dành cho bạn, vừa giúp tim khỏe mạnh, dẻo dai, vừa giúp cải thiện tâm trạng, giảm stress hiệu quả.

II. Cách trị mụn nhọt ở mặt hiệu quả bạn nên biết

1. Đậu xanh

Ngày xưa, đậu xanh đã được ông bà ta sử dụng để trị mụn nhọt . Tuy nhiên để đảm bảo sạch hết các vi khuẩn thì bạn nên nghiền đậu xanh thành bột mịn. Và cất vào hũ để dùng chữa mụn nhọt tới khi hết.

Đậu xanh có tác dụng làm đẹp da rất tốt

Cách thực hiện: Hàng ngày trước khi đi ngủ bạn hãy lấy 1 ít bột đậu xanh hòa với chút nước ấm cho hơi sền sệt. Sau đó đắp lên nốt mụn nhọt khoảng 30 phút. Và dùng khăn ẩm nhẹ nhàng lau sạch hỗn hợp bột đậu xanh đi.

Đậu xanh có công dụng giải độc, tiêu viêm rất tốt nên nó có tác dụng loại bỏ mụn nhọt ở mặt cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh đó, cách trị mụn bằng sữa chua không đường cũng đang rất phổ biến. Bạn có thể dùng 2 nguyên liệu này trộn với nhau.

2. Tỏi

Tỏi là nguyên liệu không còn quá xa lạ với tất cả mọi người. Nhưng ít ai biết rằng tỏi còn được xem là khắc tinh của các loại mụn. Bởi trong tỏi chứa các chất kháng sinh cực mạnh giúp tiêu diệt sạch vi khuẩn gây mụn. Cũng như làm tiêu viêm nốt mụn rất hiệu quả.

Nếu bị mụn nhọt ở mũi và mặt, bạn hãy giả nát vài tép tỏi và đắp lên vùng da bị mụn nhọt. Cố gắng giữ tỏi trên nốt mụn ít nhất 10 phút.

Bạn nên thưc hiện cách trị mụn nhọt trên mặt này mỗi ngày kết hợp với việc ăn 2 tép tỏi sống để tăng hiệu quả trị mụn.

3. Lá trầu không

Chắc hẳn bạn đã được nghe nhiều về tác dụng chữa các bệnh ngoài da của lá trầu không như viêm da cơ đia, tổ đỉa, mề đay…Tuy nhiên, bạn đã bao giờ nghe đến công dụng trị mụn nhọt của lá trầu không hay chưa? Vì trong lá trầu không có tính sát khuẩn, chống viêm cao vì vậy rất thích hợp để chữa mụn nhọt hiệu quả.

Dùng 2-3 lá trầu không đem rửa sạch, giã nát rồi đắp lên nốt mụn nhọt khoảng 15 phút. Thực hiện cách trị mụn nhọt trên mặt này đều đặn 2 lần/ ngày giúp đánh bay mụn nhọt trong thời gian ngắn nhất.

 

>>> [Góc chia sẻ] Bất ngờ với tác dụng của tiêu ban thủy khi trị mụn

  • TAGS:
Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu)

  Thiet ke website pro