Nguyên nhân và triệu chứng khi bị viêm da cơ địa chân, ngón chân. Phương pháp trị viêm da cơ địa ở chân bằng đông y thảo dược có sẵn tại nhà cực hay mà mọi người nên biết.
>>> Xem ngay: Nguyên nhân và cách trị viêm da cơ địa chân khỏi ngay chỉ trong 1 tuần
Một số dấu hiệu giúp bạn xác định được viêm da cơ địa chân:
- Lòng bàn chân hoặc ngón chân có xuất hiện những mụn nước theo đám. Gây ngứa ngáy và nóng ở những vùng bị viêm da.
- Tình trạng da chân khô, bong tróc, đỏ mẩn.
- Mụn nước sau khi vỡ gây sưng, viêm.
Các dấu hiệu này có thể kéo dài trong vài ngày đến 3 tuần. Sau đó da có thể trở nên khô, căng và nứt ra. Khi có dấu hiệu đầu tiên thì cần ngăn chặn ngay để da không bị nhiễm trùng. Có khi bị rò rỉ mũ gây sưng tấy và đau rát hơn.
Viêm da cơ địa ở chân do có rất nhiều nguyên nhân khác nhau hình thành nên. Thông thường viêm da cơ địa ở tay, chân, mặt do tiếp xúc với các hóa chất gây dị ứng như:
- Xà phòng có tính kiềm cao khi da bạn bị mẫn cảm cũng d
- Hóa chất tẩy rửa độc hại
- Bụi bẩn từ không khí, lông động vật.
Bên cạnh đó hệ thống miễn dịch kém cũng là nguyên nhân dẫn đến vi khuẩn dễ xâm nhập hơn gây ra viêm da cơ địa ở chân. Ngoài ra nguyên nhân chiếm phần trăm lớn nhất đó là do di truyền. Tỷ lệ trẻ mắc dị ứng cơ địa khi có cha mẹ cũng lên đến 80%.
Theo quan niệm Đông y, thì cũng có thể là do chức năng gan thận bị yếu không thải được độc tố trong cơ thể. Để có thể trị được hiệu quả thì cần có hướng phù hợp với cơ địa của mỗi người.
>>> Xem ngay: Các hạn chế khi bị viêm da cơ địa ở lòng bàn tay bạn nên biết
Một số loại lá cây thảo dược có sẵn tại nhà và gần gũi với con người nhất lại có tác dụng trị viêm da cơ địa ở ngón chân hiệu quả nhất. Một số loại lá cây mà bạn nên biết để ngăn ngừa viêm da:
Lá trầu không: Rửa sạch và ngâm muối sau đó vò nát lá. Sau đó chà sát lên vùng da bị dị ứng viêm da. Cách này giúp các tinh chất thấm vào da và phát huy công dụng, mỗi ngày áp dụng từ 2-3 lần.
Lá lốt: Lấy 1 nắm lá lốt tươi rửa thật sạch, giã nát hoặc bỏ vào máy xay nát cùng 1 chút muối. Vệ sinh da thật sạch rồi bôi hỗn hợp đã chuẩn bị lên da khoảng 20 phút. Mỗi ngày áp dụng 1-2 lần.
Sài đất: lấy cây sài đất rửa thật sạch, vò nát rồi bôi lên vùng da bị viêm da cơ địa mỗi ngày.
Cây vòi voi: Có thể dùng phần thân và lá rửa sạch, bỏ các phần dập, héo, bỏ rễ. Cắt thành từng đoạn nhỏ sau đó bạn giã dập. Đắp lên vùng bị viêm da cơ địa sau đó để khoảng 30 phút. Rửa sạch vùng da đã đắp với nước ấm để làm sạch
Lá khế: Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi và 1 ít muối, rửa thật sạch rồi vò nát để tinh chất của lá thoát ra ngoài. Bỏ vào nồi nước đun sôi lên cùng 1 chút muối cho tinh chất của lá tan ra trong nước. Đợi nước nguội bớt rồi dùng ngâm rửa vùng da bị viêm da cơ địa. Tận dụng phần lá để chà xát lên vùng da bị tổn thương.
>>> Xem ngay: Nguyên nhân và dấu hiệu của viêm da cơ địa vảy nến cần chữa ngay