1900 63 64 16 (02473 044 999)

Xử trí sao khi bị sứa đốt?

Món ăn từ sứa hẳn đã quá đỗi thân thuộc với chúng ta. Tuy nhiên trước khi trở thành món ăn, sứa có khả năng tạo ra “thuốc độc” mà nếu vô tình chạm phải tua râu của sứa bởi nó khiến cơ thể bị ngộ độc và gây đau dữ dội.

Không hẳn ai cũng rõ vết đốt từ sứa cũng là thủ phạm mang tới tình trạng dị ứng. Nọc độc của sứa thường chứa histamine và các chất giống kinin có thể gây viêm da hoặc hoại tử, gây độc lên hệ tim, hệ cơ, hệ thần kinh và nguy cơ gây tan máu. Bởi vậy nếu không xử trí kịp thời có thể khiến vết thương biến chứng nặng gây nguy hiểm tới sức khỏe.

broken heartNhận biết vết sứa đốt

Vết sứa đốt có thể nhận diện bằng mắt thường, thường là các vết trầy dạng mề đay  (thường xuất hiện ở vùng chân, rất hiếm gặp ở hông và tay). Đặc trưng của những vết này là có dạng thẳng hoặc xoắn, đỏ ửng, sưng tấy và có thể gây đau rát dữ dội.

Với trường hợp nhẹ, vết cắn này chỉ gây nên những phản ứng ngoài da, tại chỗ vết cắn bị nổi rát, mẩn đỏ và ngứa nhiều khiến toàn thân cũng cảm thấy khó chịu.

Với những trường hợp năng có thể gây đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở,

Vết sứa đốt có thể nhận biết rõ ràng bằng mắt thường

broken heartXử trí khi bị sứa đốt

Khi thấy có dấu hiệu bị sứa đốt cần nhanh chóng rời khỏi mặt nước tránh trường hơp có thể bị sốc dẫn tới chết đuối. Việc trước hết khi bị sứa đốt người bệnh cần được loại bỏ các xúc tu hoặc tay sứa còn bám trên người. Lưu ý người sơ cứu cho nạn nhân bị sứa cắn cần đeo găng tay để tránh bị thương nếu chạm vào ngòi đốt của sứa. Sau khi đã loại bỏ được các xúc tu, cần sơ cứu nạn nhân bị sứa cắn bằng cách:

♦ Rửa sạch vết thương bằng nước biển để làm sạch các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt. Lưu ý tuyệt đối không được dùng nước ngọt hoặc nước nóng vì có thể gây tổn thương mạnh hơn.

♦ Pha dung dịch gồm 10 phần nước với một chút amoniac, dấm, sò hoặc mì chính rồi thoa vào vùng bị thương. Có thể dùng chanh để sơ cứu.

♦ Hạn chế vận động, có thể chườm nước lên vùng da bị thương để giảm đau, bớt sưng và ngăn không cho nọc độc lan rộng.

♦ Thoa một chút mật ong lên phần da bị sứa cắn và băng lại để tránh nhiễm trùng.

Theo dõi liên tục diễn biến của người bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Trong những trường hợp nặng có dấu hiệu sốc phản vệ cần đưa người  bệnh tới các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Khi gặp tình trạng dị ứng, mẩn ngứa, sẩn mề đay, gọi: 1900.63.64.16 để được găp dược sỹ tư vấn.

  • TAGS:
Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu)

  Thiet ke website pro