1900 63 64 16 (02473 044 999)

Phải làm gì khi trẻ bị dị ứng thức ăn?

Dị ứng thức ăn không phải là hiện tượng hiếm gặp, có khoảng 40% trẻ em gặp phải những rắc rối mà nó mang lại. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể mang đến những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ thậm chí gây tử vong.

broken heartThế nào là dị ứng thức ăn?

Dị ứng thức ăn là phản ứng tiêu cực với thực phẩm xảy ra do cơ thể không chấp nhận một loại thực phẩm nào đó. Hiện tượng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể xác định nhầm một protein là có hại, cho rằng cơ thể đang bị tấn công nên gửi các tế bào bạch cầu đến bảo vệ và gây ra phản ứng dị ứng.

Tỷ lệ trẻ bị dị ứng thức ăn khá cao, đăc biệt ở trẻ dưới 3 tuổi với những dị nguyên thường hay gặp nhất là trứng gà, sữa bò, sữa đậu nành, các loại hạt và cá.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do hệ miễn dịch và đường ruột của bé còn non yếu, tính thấm của niêm mạc đường tiêu hóa cao do đó nếu bé tiếp xúc với những thức ăn có tính dị nguyên cao thì dễ phát triển thành dị ứng.

broken heartDấu hiệu nhận biết dị ứng thức ăn ở trẻ

Tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ có thể xảy đến cản ở da cũng như hệ tiêu hóa. Các mẹ có thể nhận biết tình trạng này qua các dấu hiệu sau:

Những tổn thương ở da như: nổi mề đay hoặc đỏ bừng mặt, phù mạch và tình trạng nặng của bệnh chàm. Một số trường hợp gây ra các triệu chứng tiêu hóa như nôn, đau quặn bụng và tiêu chảy dễ nhầm với tình trạng rối loạn tiêu hóa hay nhiễm độc thức ăn.

Các biểu hiện về hô hấp thường nặng hơn như viêm mũi dị ứng, viêm phế quản dạng hen và phù nề thanh quản gây khó thở nhiều khi rất dữ dội có thể dẫn đến tử vong.

Hiện tượng dị ứng thức ăn ở trẻ đôi khi còn biểu hiện mơ hồ của trẻ như: thái độ chán ghét thức ăn, thay đổi khí sắc khi ăn… mà nếu các mẹ không tinh ý phát hiện ra.

broken heartNhững trẻ nào dễ bị dị ứng thức ăn?

Những nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ, có thể xác định được nguy cơ dị ứng thức ăn của trẻ ngay khi chúng còn nằm trong bụng mẹ dựa vào tiền sử bệnh dị ứng của bố mẹ trẻ.  Nếu cả bố mẹ cùng mắc các bệnh dị ứng thì 50%-80% con nguy cơ mắc. Nếu một trong hai bố mẹ bị thì khoảng 20%-40% con có nguy cơ.

Do đó trẻ sinh ra trong những gia đình có cả bố và mẹ bị dị ứng hoặc một trong hai người bị dị ứng là nhóm trẻ có nguy cơ cao, cần chú ý đề phòng dị ứng sớm qua chế độ ăn. Ngoài ra, trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng dễ bị dị ứng nhất vì ở độ tuổi này hệ thống miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. 

broken heartMẹ nên làm gì khi trẻ bị dị ứng thức ăn?

Tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ rất khó tránh khỏi do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, chưa đủ sức chống đỡ với những tác động xấu từ môi trường ngoài vào. Tuy nhiên, các mẹ hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh tình trạng này cho trẻ với những lưu ý dưới đây:

♦ Nên nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu tiên. Trường hợp mẹ ít sữa, hãy chọn cho bé các sản phẩm thay thế ít thành phần dễ dị ứng.

♦ Khi cho bé ăn dặm, ban đầu chỉ cho bé tinh bột và chất xơ. Sau một thời gian mới nên thêm đậu, rồi mới đến các loại thịt bò, thịt lợn… Khi con được 1 tuổi trở lên, mẹ mới nên cho con ăn trứng, tôm, cua, cá, lươn…

♦ Tránh cho bé ăn các loại đồ ăn sẵn, các thực phẩm có chất nhuộm màu, gia vị nhân tạo.

♦ Để bé quen với một loại thức ăn mới, hãy cho bé ăn từ từ, từng chút một, theo dõi trong khoảng từ 4 – 5 ngày. Trong quá trình cho con ăn, có dấu hiệu nghi ngờ gì, mẹ phải dừng món ăn đó lại ngay lập tức (kể cả loại thức ăn đó có bổ, nhiều chất thế nào đi chăng nữa).

♦ Khi biết bé dị ứng với một loại thức ăn nào đó, nên loại bỏ nó ra khỏi thực đơn của bé.

♦ Các mẹ hãy tạo ra cho bé một cuốn nhật ký ghi lại những thực phẩm, những biểu hiện khi bé bị dị ứng thức ăn để tiện theo dõi, đồng thời nhắc nhở những người chăm sóc trẻ để hạn chế tối đa nguy cơ có thể xảy đến. Việc này sẽ đặc biệt có ý nghĩa khi trẻ bắt đầu đi nhà trẻ.

♦ Khi chọn thực phẩm cho trẻ, mẹ cần tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc các loại thức ăn mà người lớn trong gia đình có tiền sử bị dị ứng.

♦ Ngoài ra, để có thể ngăn ngừa tình trạng dị ứng thức ăn có thể xảy đến với mẹ, đối với những trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên các mẹ nên cho bé sử dụng các sản phẩm giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa dị ứng được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên như siro Tiêu Ban Thủy.

Dược sỹ tư vấn mẩn ngứa, dị ứng, mề đay: 1900.63.64.16

GPQC: 2118/2014/XNQC-ATTP

Xem thêm:

>>> Điểm mặt các thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao

>>> Những việc cần làm khi gặp dị ứng

>>> 8 sự thật về dị ứng không phải ai cũng biết

Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu)

  Thiet ke website pro