Không thể phủ nhận khả năng “phù phép” cho nhan sắc của các loại mỹ phẩm, là chìa khóa tự tin của không ít người. Nhưng cũng không ít người lại gặp những rắc rối của căn bệnh dị ứng mà chính mỹ phẩm là thủ phạm.
Chính các thành phần hóa chất có trong mỹ phẩm là nguyên nhân đưa tới hiện tượng dị ứng mỹ phẩm, là lời giải cho làn da sần sùi, mẩn đỏ, ngứa ngáy:
Thành phần hóa chất có trong các loại mỹ phẩm là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng dị ứng mỹ phẩm
Đây chính thành phần có trong aspirin – hoạt chất mà có tới 3 – 5% dân số mẫn cảm với nó. Thông thường axit này được sử dụng để điều trị các vết sẹo thâm, nhưng việc lạm dụng có thể gây mề đay hoặc viêm da.
Do đó khi sử dụng các loại mỹ phẩm để điều trị trứng cá, sẹo các bạn nên thay thế bằng benzoyl peroxide nếu có phản ứng với axit saclicylic.
Thành phần có tác dụng rất lớn trong việc giảm tiết mồ hôi nên thường được sử dụng trong các sản phẩm khử mùi và chống ra mồ hôi. Tuy nhiêm nhôm cũng là muối nên nó có thể gây nên tình trạng đỏ da, ngứa ngáy hay phù nề da.
Các bạn có thể dùng dầu magie có chứa ninasium choloride để ngăn chặn việc tiết mồ hôi mà an toàn cho da.
Những nghiên cứu cho thấy loại axit này không gây nên bất lợi cho da, tuy nhiên vì nó có cấu trúc rất nhỏ nên thẩm thấu vào da rất nhanh. Việc này có thể gây nên kích ứng trên da, khiến cho da gặp những tác dụng phụ không mong muốn như nổi mẩn ngứa, đỏ, và khô da.
Do đó với những người có làn da nhạy cảm, lựa chọn tốt nhất là axit lactic bởi nó có kích thước vật lý lớn hơn do vậy giải phóng chậm hơn, không gây kích ứng mạnh cho da.
Hoạt chất này góp mặt nhiều trong các sản phẩm tẩy rửa và dầu gội đầu và có thể gây nên những kích ứng như đỏ da, khô da với những người có làn da nhạy cảm, dễ bị nhiễm eczema.
Do đó để giảm những tổn thương có thể xảy tới, hãy lựa chọn những sản phẩm không chứa sulfates hoặc dầu gội đầu chứa natri laureth sulfate thay vì chất này.
Hoạt chất này được coi là “chuẩn vàng” trong điều trị chống lão hóa, đẩy lùi tổn thương do ánh nắng và giúp kích thích lollagen. Tuy nhiên, nó vẫn có những mắt trái gây da những tổn thương cho da nếu lạm dụng chúng.
Chất bảo quản là thành phần không thể thiếu trong các sản phẩm để giữ cho sản phẩm được lâu hơn, ngăn chặn không cho vi khuẩn có cơ hội phát triển. Các chất bảo quản mà chúng ta thường gặp đó là: parabens, imidazolidinyl urea, Quaternium-15, DMDM hydantoin, phenoxyethanoil, methylchloroisothiazolinone, và formaldehyde.
Tuy nhiên, nó cũng có thể là nguyên nhân mang tới tình trạng dị ứng – phù nề hoặc mề đay trong một số trường hơp. Do đó, nếu có phản ứng dị ứng với bất cứ thành phần chất bảo quản nào, hãy tìm đến những sản phẩm tự nhiên để đảm bảo cho làn da của bạn.
Đây chính là thủ phạm hàng đầu gây nên tình trạng dị ứng da. Không chỉ góp mặt trong các sản phẩm nước hoa, nó còn là nguyên liệu để những sản phẩm có mùi dễ chịu hơn. Nó góp mặt trong hầu hết các sản phẩm, thậm chí những sản phẩm được ghi không mùi cũng cầu việc đến chất này để che giấu đi mùi thật của công thức.
Các chất này có thể khiến người bệnh dị ứng bị phù nề, ngứa và những trường hợp nặng có thể sưng húp cả mắt. Do đó để đảm bảo an toàn bạn nên chọn mua các sản phẩm được ghi không chất thơm trên nhãn.
An toàn nhất là khi bạn không sử dụng bất cứ sản phẩm nào nhưng điều đó thật là điều không tưởng. Do vậy, điều tránh cho làn da bạn gặp phải những tổn thương không đáng có hãy chọn dùng các loại mỹ phẩm phù hợp với da.
Kiểm tra mức độ kích ứng của da trước khi sử dụng mỹ phẩm là cách tốt nhất để bảo vệ làn da khỏi tình trạng dị ứng mỹ phẩm
Kiểm tra mức độ gây kích ứng da của loại mỹ phẩm đó trước khi dùng bằng cách, bôi thử một ít lên da mặt sau cánh tay trước khi dùng sản phẩm mới trên mặt hoặc trên người. Nếu không thấy da nổi mẩn hoặc da hết đỏ sau 24 giờ thì có thể sử dụng sản phẩm như dự định. Vệ sinh sạch sẽ cho da mỗi khi sử dụng để tránh cho vi khuẩn có cơ hội làm tổ. Điều cần nhất mà bạn phải nhớ đó là tránh lạm dụng chúng trong thời gian dài để bảo vệ cho làn da.
Tư vấn dị ứng, mẩn ngứa, sẩn mề đay, gọi: 1900.63.64.16 để được gặp dược sỹ tư vấn.
>> Dị ứng với mỹ phẩm nên không dám đi học, phải làm sao?
>> 8 bước để đẩy lùi tình trạng dị ứng mỹ phẩm