1900 63 64 16 (02473 044 999)

Cách đối phó với hiện tượng viêm da dị ứng tiếp xúc

Viêm da dị ứng tiếp xúc đang xảy ra ngày một phổ biến, không chỉ mang tới những tổn thương trên da cùng cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nó còn gây cản trở rất lớn tới công việc cũng như cuộc sống của người bệnh.

broken heartViêm da dị ứng tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp dị ứng tiếp xúc là một dấu hiệu của tình trạng dị ứng da, nó xuất hiện khi da của người bệnh tiếp xúc trực tiếp với một chất kích thích thích hoặc chất gây dị ứng.

Tình trạng bệnh chỉ xảy đến ở một số ít người có cơ địa dị ứng, các dị nguyên gây bệnh sẽ phải thông qua phản ứng miễn dịch gây bệnh của cơ thể trước khi xuất hiện các triệu chứng bệnh.

Quai dép có thể là thủ phạm gây viêm da dị ứng tiếp xúc

broken heartTriệu chứng của viêm da dị ứng tiếp xúc

Các triệu chứng của tình trạng viêm da dị ứng tiếp xúc thuộc kiểu dị ứng chậm – dị ứng thông qua tế bào trung gian. Đặc biệt tình trạng dị ứng này chưa hẳn đã xảy ra ngày lần đầu tiên khi tiếp xúc với dị nguyên, có thể những lần kế tiếp khi tiếp xúc nhiều lần sẽ gây tổn thương cho da.

Các dấu hiệu của bệnh có thể xuất hiện sau một vài giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc ủ bệnh từ 4 -5 ngày và thường phát tác với tình trạng :

Triệu chứng tại chỗ :

♦  Bị viêm, rỉ nước ở vùng da tiếp xúc đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

♦  Vùng da tiếp xúc nóng hơn các vùng da khác, có thể bị sưng, phù nề.

♦  Nếu tình trạng này diễn ra nhiều lần có thể khiến da dày hơn bình thường do người do chà xát và gãi.

♦ Các tổn thương cho da có thể là những vết mẩn đỏ.phát ban, mụn nước gây phồng rộp, khô da,…

Toàn thân lan rộng : ở một số trường hợp nặng, cơ thể phản ứng mạnh với dị nguyên các triệu chứng trên có thể lan rộng ra toàn thân, kèm theo các dấu hiệu của mề đay và các cơn hen phế quản với những người có thể tạng dị ứng trước đó.

broken heart Nguyên nhân dẫn tới viêm da dị ứng tiếp xúc

Để tìm được nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh thông thường sẽ phải làm xét nghiệm test áo dưới da, tuy nhiên việc này thường chỉ có thể tiến hành khi có cơ sở điều kiện để xét nghiệm chuyên khoa. Do đó, để xác định được thủ phạm gây bệnh, chúng ta có thể dựa vào :

♦  Hình thái, cách sắp xếp và sự phân bố các tổn thương trên da.

♦ Tiểu sử các nhân đã từng gặp phải các hiện tượng viêm da trước đó.

♦  Nghề nghiệp, sở thích sử dụng các loại mỹ phẩm, quần áo,… hay môi trường sống.

Ước tính trong môi trường có khoảng 2.800 các loại hóa chất có khả năng gây nên phản ứng dị ứng tiếp xúc. Những số liệu thống kê cho thấy, tình trạng viêm da dị ứng tiếp xúc thường xảy đến bởi các nguyên nhân chính sau :

♦ Các loại chất tẩy rửa mạnh như : xà phòng, thuốc nhuộm,…

♦ Các loại mỹ phẩm, đồ trang điểm.

♦  Quần áo hoặc dày dép.

♦  Cao su, kim loại hay các đồ trang sức

♦  Cỏ dại và cây trồng như : cây sơn, lá han, củ ráy,..

♦ Các loại thuốc kháng sinh, khử trùng,...

Đặc biệt, viêm da dị ứng tiếp xúc liên quan nhiều tới yếu tố nghề nghiệp, chiếm khoảng 7% các ca bệnh nghề nghiệp ở nước Mỹ.

broken heartLàm gì khi bị viêm da dị ứng tiếp xúc ?

Để có thể điều trị bệnh thành công, trước hết người bệnh cần xác định được nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh để loại bỏ những ảnh hưởng của nó đồng thời tránh tiếp xúc trong những lần kế tiếp. Nếu tình trạng bệnh diễn biến nặng bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để có biện pháp điều trị tốt nhất. Trong quá trình điều trị bệnh, cần lưu ý :

♦  Tuyệt đối không gãi nên vùng da bị tổn thương, có thể sử dụng băng mát để bảo vệ vùng da bị bệnh, ban đêm khi ngủ bạn có thể đeo bao tay để hạn chế thấp nhất tổn thương có thể xảy tới.

Gãi ngứa có thể làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn

♦  Sử dụng quần áo cotton mịn, giảm thiểu những kích ứng có thể xảy tới.

♦  Không nên sử dụng các loại xà phòng, hóa chất bởi có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

♦  Không được tự ý sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da để điều trị bệnh bởi có khả năng sẽ làm tổn thương da nghiêm trọng hơn.

♦  Sử dụng kết hợp với siro Tiêu Ban Thủy để làm giảm những tổn thương của bệnh và phòng ngừa những dấu hiệu bệnh có thể xảy tới.

Ngoài ra, để ngăn chặn tình trạng viêm da tiếp xúc có thể xảy tới, bạn nên :

♦  Rửa sạch da bằng nước khi tiếp xúc với bất kì hóa chất nào.

♦  Đeo găng tay khi làm việc nhà hay tiếp xúc với các loại chất tẩy rửa để giảm nguy cơ bị viêm da tiếp xúc dị ứng.

♦  Quá trình lao động nên sử dụng quần áo bảo hộ, tránh để những tác nhân có hại tiếp xúc với da.

♦ Sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa nhẹ nhàng, không mùi để giảm thiểu nguy cơ dị ứng.

Tư vấn, dị ứng mẩn ngứa, mề đay: 1900.63.64.16 gặp dược sỹ để được tư vấn.

>>Dị ứng hải sản nên ăn uống gì?

  • TAGS:
Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu)

  Thiet ke website pro
hoanxuanhuy - xuanhuy30@gmail.com (03/09/2016 | 14:13 )

e bị hóa chất cô vàng dây lên lưng. nghe nói rất độc . ngay sau đó bị rát ăn da tạo những lỗ nhỏ. cảm giác khó chịu.

Chuyên gia trả lời,

chào bạn Hoanxuanhuy,

Viêm da dị ứng tiếp xúc đang ngày càng phổ biến, đó là một dấu hiệu của tình trạng dị ứng da, nó xuất hiện khi da của người bệnh tiếp xúc trực tiếp với một chất kích thích thích hoặc chất gây dị ứng. Các triệu chứng của tình trạng viêm da dị ứng tiếp xúc thuộc kiểu dị ứng chậm – dị ứng thông qua tế bào trung gian. Đặc biệt tình trạng dị ứng này chưa hẳn đã xảy ra ngày lần đầu tiên khi tiếp xúc với dị nguyên.

Các dấu hiệu của bệnh có thể xuất hiện sau một vài giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc ủ bệnh từ 4 -5 ngày và thường phát tác với tình trạng: Bị viêm, rỉ nước ở vùng da tiếp xúc đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu; có thể bị sưng, phù nề, nóng rát; xuất hiện những vết mẩn đỏ, phát ban, mụn nước gây phồng rộp, khô da,....

Với những thông tin bạn chia sẻ, chuyên gia khuyên bạn nên đi kiểm tra vì chúng tôi lo ngại tổn thương da dễ gây nhiễm trùng. Với dị ứng tiếp xúc, bạn cần tuân thủ nguyên tắc điều trị triệu chứng và không tiếp xúc tác nhân gây dị ứng. 

Mọi thông tin cần tư vấn bạn vui lòng liên hệ 1900 63 64 16 hoặc 0473 044 999.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Hoàng Thị Ngọc Nguyên - Sweetkiss619@yahoo.com (27/08/2016 | 15:55 )

Bình luận bài viếtE chào bác sĩ ,trước đây em phụ me rửa tô (vì nha em m quán ăn ) tay em ở 1 số ngón bị đỏ ửng và tróc da ,Em đi khám thì ngta chuẩn đoán em bị dứng xà bông ,uống thuoc va bôi chỉ làm đở tróc da chứ không hết đỏ ạ.

Chuyên gia trả lời,

chào bạn Hoàng Thị Ngọc Nguyên,

Viêm da dị ứng tiếp xúc đang ngày càng phổ biến, đó là một dấu hiệu của tình trạng dị ứng da, nó xuất hiện khi da của người bệnh tiếp xúc trực tiếp với một chất kích thích thích hoặc chất gây dị ứng. Các triệu chứng của tình trạng viêm da dị ứng tiếp xúc thuộc kiểu dị ứng chậm – dị ứng thông qua tế bào trung gian. Đặc biệt tình trạng dị ứng này chưa hẳn đã xảy ra ngày lần đầu tiên khi tiếp xúc với dị nguyên.

Các dấu hiệu của bệnh có thể xuất hiện sau một vài giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc ủ bệnh từ 4 -5 ngày và thường phát tác với tình trạng: Bị viêm, rỉ nước ở vùng da tiếp xúc đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu; có thể bị sưng, phù nề, nóng rát; xuất hiện những vết mẩn đỏ, phát ban, mụn nước gây phồng rộp, khô da,....

Trong thư bạn có chia sẻ bạn bị đỏ và tróc da, hiện tại da đã đỡ tróc nhưng đỏ. Không biết bạn đã uống và bôi thuốc bao lâu? Đã đủ thời gia và liều lượng như bác sỹ kê chưa? da đỏ là dấu hiệu mẩn đỏ dị ứng hay do da tróc nên các lớp da bên trong nhìn sẽ đỏ hồng? Ngoài ra bạn có ngứa không?

Hiện tại nếu mẩn ngứa, đỏ rát bạn có thể dùng khăn sạch bọc đá lạnh và chườm mát để bớt khó chịu. Dị ứng tiếp xúc bạn nên kiêng tiếp xúc và dùng thuốc chống dị ứng hoặc Tiêu Ban Thủy đến khi da lành lặn.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo số điện thoại tổng đài 1900 63 64 16 hoặc 0473 04 999 để được dược sỹ tư vấn thêm cho trường hợp cụ thể của bạn.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

 

 

nguyễn lan - phuonglantmqtneu@gmail.com (06/07/2016 | 23:15 )

thưa bác sĩ, mỗi lần e tiếp xúc với một cái gì đó, thi thoảng ko tiếp xúc gì thì một vài chỗ da e cũng đỏ và sưng phồng lên, nóng, rát và ngứa, sau đó tầm 5-10 phút thì lại lặn. thế là da e bị làm sao à?

Chuyên gia trả lời,

chào bạn Nguyễn Lan,

Viêm da dị ứng tiếp xúc đang ngày càng phổ biến, đó là một dấu hiệu của tình trạng dị ứng da, nó xuất hiện khi da của người bệnh tiếp xúc trực tiếp với một chất kích thích thích hoặc chất gây dị ứng. Các triệu chứng của tình trạng viêm da dị ứng tiếp xúc thuộc kiểu dị ứng chậm – dị ứng thông qua tế bào trung gian. Đặc biệt tình trạng dị ứng này chưa hẳn đã xảy ra ngày lần đầu tiên khi tiếp xúc với dị nguyên.

Các dấu hiệu của bệnh có thể xuất hiện sau một vài giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc ủ bệnh từ 4 -5 ngày và thường phát tác với tình trạng: Bị viêm, rỉ nước ở vùng da tiếp xúc đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu; có thể bị sưng, phù nề, nóng rát; xuất hiện những vết mẩn đỏ, phát ban, mụn nước gây phồng rộp, khô da,....

Với những thông tin bạn chia sẻ, có thể liên tưởng nhiều đến tình trạng viêm da dị ứng tiếp xúc. Tuy nhiên nếu những  vết mụn nước phồng rộp kèm theo cảm giác đau, nóng rát nhiều thì chuyên gia khuyên bạn lên di kiểm tra vì có thể đó là dấu hiệu của một bệnh lý khác. Trong trường hợp bạn bị viêm da dị ứng tiếp xúc, bạn có thể tham khảo một số biện pháp trong bài vết sau để khắc phục tình trạng bệnh lý của mình: http://tieubanthuy.vn/?mod=news&act=detail&news_id=131 

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Mọi thông tin cần tư vấn bạn vui lòng liên hệ 1900 63 64 16 hoặc 0473 044 999.

Ngô Thị Quỳnh Anh - beruoi.cuoiduyen.1999@gmail.com (06/06/2016 | 11:49 )

Cháu bị đỏ rát ở các ngón tay khi giặt quần áo
Hôm sau vùng bị rát đó trở lên ngứa và thành vệt màu tím
Ngoài việc tránh tiếp xúc với xà phòng, có thể bôi loại thuốc nào ko ạ??
Cảm ơn Bác Sĩ! :")

Chuyên gia trả lời,

Chào bạn Ngô Thị Quỳnh Anh,

Nếu như bạn có tình trạng nứt da, chảy máu, hay sưng bạn nên đến da liễu kiểm tra để dùng thuốc nếu có tình trạng viêm.

Hiện tại ngoài việc tránh tiếp xúc với xà phòng trực tiếp, bạn có thể ngâm tay nước ấm với lá trầu không, có tính sát khuẩn nhẹ, cũng sẽ giúp giảm bớt tình trạng này.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh.

Mọi thông tin tư vấn xin vui lòng liên hệ số 1900 63 64 16 hoặc 0473 044 999.

Nguyễn Minh Thư - nguyenminhthu658@gmail.com (06/06/2016 | 11:47 )

Cho e hỏi là da e đi bác sĩ da liễu người ta nói e bị viêm nang lông. Cho e thuốc bôi với thuốc uống. Nhưng thuốc bôi e bôi lên cảm thấy rát và đỏ, e không dùng nữa. E chỉ uống thuốc với bôi cortibion một thời gian thì e bớt hẳn, chỉ còn lại một phần nhỏ. E có dùng cây nặn, nặn chúng nên giờ nó càng đỏ và sưng tấy. Bác sĩ cho e lời khuyên giảm đỏ với ạ

Chuyên gia trả lời,

Chào bạn Nguyễn Minh Thư,

Viêm nang lông nhiễm trùng là viêm ở phần nông của nang lông. Có thể chỉ có một vài nang lông bị viêm nhưng cũng có khi nhiều nang lông cùng bị viêm. Viêm nang lông có thể xảy ra ở mọi vùng da có lông trên cơ thể.

Với tình trạng viêm này, việc điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm gần như là bắt buộc.

Việc bạn dùng cây nặn mụn vô tình lại tác động một lực lên da

Đại - Daovaodai@gmail.com (25/05/2016 | 10:09 )

Em bị dị ứng dầu trong công việc.nhung cv đó mình phải làm có cách nào tiep xuc dau ma ko bị di ung ko .

Chuyên gia trả lời,

Chào bạn Đại,

Dị ứng là một hiện tượng rất phổ biến, do nhiều nguyên nhân như chế độ ăn uống sinh hoạt không đảm bảo; do nhiễm ngoại tà trên biểu bì da; do chức năng gan kém dẫn đến tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể phát tán ra ngoài.

Với trường hợp của bạn, nguyên nhân gây dị ứng là do cơ địa của bạn bị dị ứng với dầu. Đây là yếu tố làm kích thích triệu chứng dị ứng của bạn khởi phát. Trường hợp này do cơ địa thì việc điều trị khỏi hoàn toàn, chỉ có thể là bạn không tiếp xúc với dầu nữa thì mới không bị dị ứng, còn cứ tiếp xúc là sẽ bị dị ứng.

Nếu bạn trước đây tiếp xúc không sao nhưng gần đây mới thấy triệu chứng thì không phải do dị ứng cơ địa mà là do trong cơ thể có tích tụ nhiều nhiệt nóng hay độc tố trong cơ thể phát tán ra ngoài, dầu chỉ là yếu tố kích thích triệu chứng dị ứng khởi phát thì bạn nên tránh tiếp xúc với dầu một thời gian để điều trị dị ứng, sau đó có thể quay lại làm việc bình thường.

Để được tư vấn cụ thể hơn trong trường hợp của bạn xin vui lòng liên hệ số 1900 63 64 16 hoặc 0473 044 999.

võ thị hà trinh - luoiluoi1505@gmail.com (28/04/2016 | 21:31 )

em bị dị ứng do vô tình đụng phải xúc tua của sứa độc, chỗ tiếp xúc lúc đầu nóng rát , nổi mẫn đỏ. sau đó nổi bọng nước. đã 20 ngày rồi mà chỗ cắn đó vẫn còn ngứa và có vẽ như chai vậy.chị có thể giúp em không ạ?

Chuyên gia trả lời,

Chào chị Võ Thị Hà Trinh,

Sứa là một loại sinh vật biển có chứa nọc độc, và nọc độc này thường ở các xúc tu. Khi bị sứa cắn hoặc vô tình chạm phải các xúc tu của sứa thì thường có hiện tượng dị ứng hoặc nặng hơn có thể bị nhiễm trùng hoặc ảnh hưởng thần kinh tùy theo mức độ.

Không rõ sau khi bị hiện tượng này chị có đến kiểm tra tại các cơ sở y tế chưa ạ? Hay chỉ để ở nhà theo dõi. Nếu vết thương nhẹ, có thể sát trùng và dùng thuốc chống dị ứng nếu thấy ngứa nhiều. Còn nếu chị thấy sưng bọng nước, hoặc biểu hiện sốt,... thì có thể tình trạng của chị là nhiễm trùng, cần dùng kháng sinh hoặc các thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ.

Chúc chị mau khỏi bệnh.

Mọi thông tin tư vấn xin vui lòng liên hệ số 1900 63 64 16 hoặc 0473 044 999.

Nguyen thi thu hien - nguyentoanhien1980@gmail.com (08/03/2016 | 14:28 )
Bi viem da di ung sau khi mo de.co thuoc dieu tri khong
nguyễn quốc hiệp - nguyenhiep300588@gmail.com (07/03/2016 | 22:36 )

Bác sĩ ơi cho em hỏi.e làm ngề sơn tĩnh điện được mấy năm rồi nhưng thời gian vừa rồi e bị ngứa và rộp chảy nước quanh mũi,tắm xong là rỉ nước ra.em ngỉ vài ngày khỏi rồi đi làm tiếp lại bị.thật sự èm rất khó chịu nhưng vì lý do công việc nên em không ngỉ hẳn được.bác sĩ có cách nào chữa giúp e không.khỏi em sẽ cảm ơn và hậu tạ bác sĩ nhiều

Chuyên gia trả lời,

Chào bạn Nguyễn Quốc Hiệp,

Dị ứng là một hiện tượng rất phổ biến ở nước ta, nguyên nhân là do trong cơ thể có tích tụ nhiều nhiệt nóng hay độc tố trong cơ thể phát tán ra ngoài. Ngoài ra có thể có nguyên nhân khác như chế độ ăn uống sinh hoạt không đảm bảo; do nhiễm ngoại tà trên biểu bì da; do chức năng gan kém dẫn đến tích tụ độc tố trong cơ thể phát tán ra ngoài.

Với trường hợp của bạn, những biểu hiện như bạn mô tả trong thư gợi ý nhiều đến tình trạng viêm da dị ứng. Nguyên nhân là do trong cơ thể của bạn có tích tụ nhiều nhiệt nóng hay độc tố trong cơ thể phát tán ra ngoài. Mặt khác, công việc của bạn cũng là yếu tố khiến tình trạng dị ứng khởi phát. Trước hết về mặt điều trị, bạn có thể dùng siro Tiêu Ban Thủy, lưu ý về liều dùng như sau:

 - Cắt nhanh cơn ngứa (dùng thay thuốc tây): uống liều gấp đôi hoặc gấp ba liều ghi trên nhãn.
 - Liều duy trì phòng ngừa tái phát: Sau khi giảm ngứa; dùng liều duy trì (liều ghi trên nhãn) để phòng ngừa tái phát trong ít nhất 6-12 tuần.

Anh nên chú ý đến trang phục bảo hộ lao động trong quá trình làm việc để tránh tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng.

Chúc bạn mau khỏi bệnh.

Mọi thông tin tư vấn xin vui lòng liên hệ số 1900 63 64 16 hoặc 0473 044 999.

minh. - thienduongducvong@ (02/03/2016 | 22:38 )

Toi 22t bi bog troc da tay..ko ngua hoi bs cho bk co phai benh ko va cach tri

Chuyên gia trả lời,

Chào bạn Minh,

Da ở bàn tay còn mỏng hơn da ở mặt nên rất dễ bị bong tróc do mất nước khiến da bị khô và dễ bong ra. Bong da ở bàn tay thường gặp vào mùa khô do độ ẩm không khí giảm khiến cho những người có cơ địa dị ứng dễ bị bong tróc da.
Bong tróc da tay thường được phân làm 2 loại là:
1. Do viêm da cơ địa: thường gặp ở những người có cơ địa dị ứng.
2. Do viêm do tiếp xúc: da bị bong tróc do phản ứng với các tác nhân như nước tẩy rửa, hóa chất, găng cao su, kim loại nặng...
Mặt khác các yếu tố khác khiến da dễ bị bong tróc như: rối loạn thần kinh thực vật, đổ mồ hôi tay nhiều, dinh dưỡng kém, ăn uống thiếu các vitamin như: vitamin A, vitamin nhóm B, PP.

Bạn chỉ bong da nhưng không ngứa thì trường hợp của bạn khả năng cao rơi vào nhóm 2.
Bạn nên:
- Giữ cho da luôn sạch, có thể bôi các chất làm ẩm da, làm dịu da khiến da bớt viêm và bớt rát về mùa khô
- Uống các vitamin nhóm B như BC complex ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên, Vitamin A 5.000UI uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 10 ngày.
- Ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước.
- Tránh tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa, kim loại như chì, crome... Nếu có phải tiếp xúc thì nên dùng găng tay.

 

Nếu biểu hiện này kéo dài, hoặc có tiến triển nặng hơn hoặc có biểu hiện vùng da này sưng tấy lên, hoặc chảy nước,... thì bạn nên đến chuyên khoa da liễu để khám và điều trị nhé.

Chúc bạn sớm có làn da như ý.

Mọi thông tin tư vấn xin vui lòng liên hệ số 1900 63 64 16 hoặc 0473 044 999.