Viêm da cơ địa trên mặt có dấu hiệu và triệu chứng gì? Viêm da cơ địa ở mặt thường gặp ở trẻ em là phổ biến. Ngoài ra viêm da cơ địa môi, quang miệng, da đầu phần lớn do nguyên nhân và di truyền. Sẽ có tỉ lệ cao mắc phải khi bố hoặc mẹ bị viêm da.
Nguyên nhân và triệu chứng viêm da cơ địa trên mặt
Viêm da cơ địa ở mặt thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi hay được gọi là chàm sữa. Những trẻ 2 tháng tuổi chiếm đến 60%, 5 tháng chiếm 30%. Còn 10%-20% thì từ 6 tháng tuổi trở lên.
Triệu chứng của viêm da cơ địa ở mặt:
Khô da, Ban đỏ, Ngứa, Mụn nước, Viêm mũi dị ứng, Viêm kết mạc mắt, Viêm ngứa họng, Hen suyễn, Chứng vẻ nổi, vẩy cá thông thường, Dày sừng nang lông...
1. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa dị ứng ở mặt
Yếu tố di truyền
Thường xuất hiện đối với những người có tiền sử gia đình mắc yếu tố dị ứng như hen, viêm mũi xoang dị ứng, sẩn ngứa, dị ứng thuốc, mày đay.
Yếu tố môi trường
Yếu tố này đóng vai trò khá thụ động gồm những tác nhân sau: bụi bẩn, dị ứng lông chó mèo, mỹ phẩm,... SỐng trong môi trường ô nhiễm. Thường xuyên ăn các thức ăn gây dị ứng.
2. Dấu hiệu viêm da cơ địa ở mặt dễ nhận biết:
Da trên mặt trở nên đỏ, bong tróc, đặc biệt là rất ngứa. Nếu gãi mạnh thì da có thể bị nhiễm trùng, sẫm màu và để lại sẹo.
Các cơn ngứa trở nên dữ dội về đêm nhất là vào những ngày thời tiết chuyển mùa.
Đôi khi da mặt có thể bị viêm, sưng, phù nề, chảy dịch. Các vết thương có thể bị bội nhiễm, sau đó lây lan sang các vùng da khác.
Xuất hiện các biến chứng do viêm da cơ địa như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc ở mắt, hen suyễn và thường xuyên mệt mỏi.
>>>Xem ngay: Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ em các bà mẹ cần biết
Viêm da xung quang miệng là do thói quen hay liếm môi, mút ngón tay, chà xát vùng da quanh miệng. Thường gặp ở trẻ em có vấn đề về đường hô hấp, đặc biệt ở những em thường xuyên bị nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng hoặc bị nhiễm trùng như cảm thông thường. Thức ăn gây kích thích (đặc biệt thức ăn chứa nhiều axít như cam) có thể làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
1. Triệu chứng, dấu hiệu của viêm da quanh miệng
Nổi mẩn đỏ quanh miệng xuất hiện sau thời gian dài sẽ tới cá phần da ở mũi.
Các mụn nước, mụn mủ tại các phần quanh miệng. Đôi khi còn xuất hiện những hạt lớn hơn có nước dịch màu vàng bên trong hoặc nặng hơn là xuất hiện các mụn mủ màu trắng đục hoặc vàng.
Vùng da quanh miệng đỏ, ngứa và bị sần: Vùng da quanh miệng khi bị viêm thường có màu đỏ như phát ban, gây ngứa và bị sần. Da thường khô và dễ bong tróc vảy.
2. Ảnh hưởng của viêm da cơ địa quanh miệng đối với trẻ:
Viêm da quanh miệng không hiếm gặp vì nó rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cũng có thể tự khỏi nếu bố mẹ biết phòng ngừa, chăm sóc và chữa trị đúng cách.
Dù không gây nguy hiểm nhưng nó lại làm cho trẻ khó chịu và khó ở. Đồng thời gây mất thẩm mỹ bong vảy vùng quanh miệng. Nếu để lâu và không chữa kịp thời thì khả năng cao sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng tới vẻ ngoài của trẻ khi lớn lên.
Đặc biệt là khó khăn trong việc ăn uống. Trẻ cũng dần cảm thấy sợ ăn, sợ uống, luôn trong trạng thái khó chịu. Về lâu dài dễ bị sụt cân, căng thẳng, chậm lớn.
Một số yếu tố gây ra viêm da cơ địa da đầu:
Do di truyền: Nhiều ca cho thấy một số loại hormone truyền từ mẹ sang con có thể là yếu tố làm cho trẻ tăng nguy cơ bị viêm da đầu.
Nấm: Viêm da cơ địa da đầu thường có liên quan đến một loại nấm men tên là malassezia phát triển trong tuyến bã nhờn kèm theo vi khuẩn. Bằng chứng là khi sử dụng các thuốc trị nấm thì có chiều hướng thuyên giảm.
Do thời tiết: thời tiết quá nóng bức làm cho các tuyến bã nhờn trên đầu trẻ hoạt động mạnh sinh ra viêm nhiễm cũng là yếu tố góp phần làm cho dị ứng xuất hiện nhiều hơn.
HIV/AIDS – trẻ có cha mẹ bị thì nguy cơ con bị nhiễm viêm da đầu cao hơn.
Điều kiện thần kinh – Trẻ có vấn đề nhất định về thần kinh, như trẻ bị Parkinson thường có nguy cơ mắc viêm da dị ứng cao hơn người bình thường.
>>> Chia sẻ: Các hạn chế khi bị Viêm da cơ địa ở lòng bàn tay