Mề đay là tình trạng trên da bị nổi mề đay khắp người từng đám sẩn mụn nhiều hoặc ít, không đều, màu hồng hoặc xanh trắng và rất ngứa. Nó thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng với nhiệt độ lạnh (dị ứng thời tiết), thức ăn, do nhiễm virus hoặc một số tác nhân khác. Điều trị mề đay dị ứng hiệu quả nhanh chóng.
Đây là căn bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch, dẫn đến sự gia tăng chất trung gian hóa học histamin. Thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có từ 15 đến 20 người bị điều trị mề đay mạn tự phát và khả năng tái phát bệnh này nhiều lần trong đời. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn nam giới và ở độ tuổi từ 20 đến 40. Chính vì thế cần điều trị mày đay dị ứng nhanh nhất.
►►Hỏi đáp : Dị ứng cơ địa là bệnh gì? Cách trị khỏi ngay
Dựa trên thời gian bị mẩn ngứa,người ta chia mề đay ra làm 2 loại chính.
►Mề đay cấp tính xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc. Trường hợp nặng, người nổi mề đay cấp tính có thể bị choáng váng, ngất xỉu do áp huyết xuống thấp.
►Mề đay mãn tính là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau chứ không phải chỉ do ký sinh trùng, thức ăn hay thời tiết. Nguyên nhân gây bệnh có thể còn do thuốc, kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc…), mày đay do bệnh nội tiết…
Dựa trên mức độ bệnh:
►Mề đay thông thường: bệnh bắt đầu đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể với những sẩn phù có màu hồng, đặc biệt rất ngứa và có thể hợp lại thành mảng có giới hạn rõ lan rộng khắp người. Sau vài phút hay vài giờ thì lặn mất, không để lại dấu vết. Phát ban có thể lặn ở chỗ này và nổi ở chỗ khác.
►Phù mạch (còn gọi là phù Quincke): nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng (mí mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài, niêm mạc...), cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa, có thể kèm theo nổi mề đay. Nếu phù ở lưỡi, thanh quản, hầu sẽ gây suy hô hấp, phải xử trí cấp cứu.
►Da vẽ nổi: còn gọi là mề đay giả. Nếu dùng một vật đầu tù xát nhẹ lên da, vài phút sau, trên mặt da sẽ nổi gồ lên một vệt màu hồng. Có thể đi kèm nổi mề đay.
Ngoài ra mề đay còn có những dạng khác như: sẩn nhỏ, sẩn - mụn nước hay xuất huyết.
►Mề đay hay phù Quincke có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như: sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.
Những dạng khác như sẩn nhỏ, sẩn mụn nước hay xuất huyết. Mề đay hay phù Quincke có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.
Bệnh mề đay là một dạng dị ứng ngoài da do nhiều nguyên nhân khác nhau từ bên trong lẫn bên ngoài, bao gồm:
► Do di truyền, chủ yếu là do chứng dị ứng với thời tiết, chính vì vậy nếu gia đình bạn có người mắc bệnh mề đay thì đó có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc phải căn bệnh này đấy.
► Do cơ thể có sức đề kháng yếu nên khó có thể chống lại các tác nhân gây bệnh mề đay trong sinh hoạt và tiếp xúc hàng ngày.
► Do sự tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu: Bệnh mề đay thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa, quá nóng hay quá lạnh, độ ẩm không khí cao, gió lạnh;
► Do cơ thể dị ứng với thức ăn, thực phẩm: Là nguyên nhân thường gặp nhất, phổ biến nhất, bao gồm: tôm, cua, sò, nghêu, ghẹ, cá biển, thịt bò, trứng, sôcôla, phô mai, các loại mắm, tương, chao, rượu, bia, đồ uống có cồn, … thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu khác, thức ăn cay nóng.
► Do dị ứng với một số thuốc gây nổi mề đay: Đó có thể là thuốc uống, thuốc bôi ngoài da bao gồm: Pennicillin (đây là thuốc dễ gây ra bệnh mề đay nhất nếu cơ thể bị dị ứng), Aspirin, thuốc hạ nhiệt, các chất cản quang có chứa iod (trong chụp khi X – quang), thuốc điều trị cao huyết áp, suy tim, xương khớp, thuốc gây mê, thuốc ngủ, huyết thanh, một số loại vaccin, thuốc ngừa thai… Bệnh mề đay có thể xuất hiện ngay sau lần đầu bạn dùng thuốc hoặc cách đó từ 5-10 ngày.
► Do các loại ký sinh trùng trong cơ thể: Nhiễm giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ, sán… gây xuất hiện mề đay và thường tái phát nhiều lần.
► Do sự tác động của yếu tố tâm lý: Căng thẳng, lo âu, stress, xúc động, gắng sức, áp lực cũng là nguyên nhân làm xuất hiện bệnh mề đay.
► Do virut, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể: Những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan siêuvi B, C, hoặc bị nhiễm khuẩn ở các cơ quan trong cơ thể (tai, mũi, họng, hệ tiêu hóa, răng miệng, viêm xoang…) thường có nguy cơ mắc bệnh mề đay rất cao;
Theo Y học Cổ Truyền, một số tạng, phủ liên quan đến bệnh dị ứng, tạng can (gan), liên quan về huyết (can tàng huyết), tức là liên quan về mặt giải độc, tạng tâm (tâm chủ huyết mạch), liên quan về tuần hoàn của huyết. Huyết (máu), là một phủ (kỳ hằng), là đối tượng chính của bệnh dị ứng trong cơ thể: Huyết nhiệt sinh phong (huyết nóng sinh ra phong ngứa), tạng phế, liên quan đến da (phế chủ bì mao), một trong những bộ phận trực tiếp xảy ra bệnh dị ứng...
►►Hỏi đáp : Cách trị viêm da cơ địa và dị ứng thời tiết
Trước tiên cần xác định nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ nguyên nhân gây ra.
Bị nổi mề đay khắp người cần phải kiêng gió lạnh, kiêng nước, người bị bệnh dị ứng, mề đay, sẩn ngứa da phải tuân thủ theo chế độ ăn như sau:
►Trong giai đoạn cấp tính, cần giảm ăn đường và muối vì đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng quá mẫn (dị ứng). Còn lượng muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên. Kiêng những thức ăn gây kích thích như: rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt. Trường hợp đang phù nề, rịn nước thì giảm thức ăn có nhiều nước như: canh, súp; uống ít nước. Kiêng những thức ăn có nhiều đạm: tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa... Nên ăn chế độ có nhiều vitamin A, B, C; ăn các thức dễ tiêu, có tác dụng chống táo bón như: cà chua, cam, chanh, khoai lang, mướp đắng...
►Phát hiện thực phẩm gây nổi mề đay: Cách phát hiện nguyên nhân trong thực phẩm ở người bị dị ứng nổi mề đay mãn tính lẫn cấp tính, bằng chế độ ăn loại trừ: Bắt đầu ăn trong 3 tuần chỉ gồm các loại không có chất dị ứng như: gạo, khoai tây, cà rốt, các loại đậu, bí, bầu, thịt trừu, thịt bò, cữ rượu. Có thể uống trà, cà phê nhưng không có sữa. Nếu dị ứng mề đay không xuất hiện thì ta bắt đầu ăn thêm từng món nghi ngờ. Ăn đến món nào thấy mề đay nổi lên thì đó là nguyên nhân gây bệnh phải tránh sau này và cứ như thế tiếp tục. Đối với trẻ em, cần ăn chế độ giảm đường, sữa bò đặc, lòng trắng trứng...
►Dùng thuốc bôi ngoài da:
Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều, có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (một phần giấm hai phần nước), Mentol 1%, dung dịch Calamine để thoa hay tắm. Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn). Cần phải có cách điều trị mề đay hợp lý để tránh những tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe.
►Dùng thuốc kháng histamin
Thuốc kháng Histamin đường uống là nhóm thuốc ức chế tác dụng của Histamin ở thụ thể H1, được phân thành 2 nhóm: nhóm thế hệ 1 (gây buồn ngủ) và thế hệ 2 (không gây buồn ngủ). Thuốc được chỉ định trong điều trị dị ứng mũi, đặc biệt viêm mũi dị ứng theo mùa (sốt cỏ khô) và viêm mũi vận mạch. Chúng cũng được dùng trong phòng ngừa nổi mề đay, điều trị phát ban mề đay, cách trị mề đay dị ứng ngứa, côn trùng đốt và các trường hợp dị ứng thuốc.
►Đi khám bác sỹ
Đối với mày đay mãn tính do thường có liên quan đến các bệnh lý nội khoa nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám bệnh, thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị mề đay cấp thích hợp.
Đối với mề đay mãn tính: Do thường có liên quan đến các bệnh lý nội khoa nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám bệnh, thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị mề đay dị ứng thích hợp.
Ngoài ra, có thể tham khảo thêm các sản phẩm như Siro Tiêu ban thủy
Siro Tiêu ban thủy được phát triển từ kinh nghiệm giảm ngứa trong dân gian, siro Tiêu Ban Thủy được chiết xuất từ lá khế, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, kinh giới… giúp làm dịu nhanh cơn ngứa, loại bỏ vết mẩn đỏ, hỗ trợ giảm sẩn mề đay, dị ứng do cơ địa hoặc do các tác nhân như thời tiết, thức ăn, phấn hoa, hóa chất.
THÀNH PHẦN (trong mỗi lọ 150 ml)
Kim ngân hoa |
36 g |
Ké đầu ngựa |
18 g |
Lá khế |
18 g |
Kinh giới |
18 g |
Đơn tía |
18 g |
Liên kiều |
18 g |
Rau má |
18 g |
Tá dược |
Vừa đủ |
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Để giúp giảm ngứa nhanh và phòng ngừa tái phát; người bệnh cần chú ý tuân theo những nguyên tắc khi sử dụng:
Sử dụng liều lượng hợp lý theo từng độ tuổi:
- Trẻ em dưới 1 tuổi: Mỗi lần uống 1-3ml. Ngày uống 2 - 3 lần.
- Trẻ em từ 1-3 tuổi: Mỗi lần uống 3-5 ml. Ngày uống 2 - 3 lần.
- Trẻ em từ 4-6 tuổi: Mỗi lần uống 5 – 8 ml. Ngày uống 2 - 3 lần.
- Trẻ em từ 7-10 tuổi: Mỗi lần uống 8-10 ml. Ngày uống 2 - 3 lần..
- Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: Mỗi lần uống 20-30 ml. Ngày uống 2 - 3 lần.
Nên uống sớm ngay khi xuất hiện cơn ngứa
Kiên nhẫn dùng đủ thời gian
- Để phòng ngừa tái phát dị ứng, sẩn ngứa, mề đay; mọi người nên dùng đủ thời gian. Một đợt dùng thông thường kéo dài từ 2-3 tháng (tùy thuộc mức độ của triệu chứng).
- Siro Tiêu ban thủy được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược, nên an toàn khi sử dụng.
THÔNG TIN SẢN PHẨM
Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen
43 Nguyễn Đức Thuận – P. Thống Nhất – TP. Nam Định
ĐÓNG GÓI: Lọ siro 150 ml.
BẢO QUẢN: Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng.
TIÊU CHUẨN SẢN XUẤT: TCCS
SỐ ĐĂNG KÝ: 3757/2017/ATTP - XNCB
HẠN SỬ DỤNG: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN: 1900.63.64.16
GPQC: 01510/2018/ATTP- XNQC
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Để xa tầm tay trẻ em, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Sau chuyến du lịch Phú Quốc (em có ăn hải sản tại Phú Quốc), em bị nổi mề đay khắp người, đặc biệt là bị sưng môi và mắt rất nặng. Em đã chữa trị 3 tháng nay tại bệnh viện Da Liễu. Bác sĩ cho uống : telfast 180mg, allozin 5mg, silybean. Em uống thì không bị nổi, nhưng chỉ ngưng 2 ngày là bị nổi và bị sưng phù nề liền. Có 1 lần em uống xong toa thuốc Bác sĩ cho thì uống Tiêu Ban Thuỷ được 2 ngày liền sang ngày thứ 3 thì tiếp tục bị nổi mề đay và sưng môi rất nặng. Em xin hỏi bây giờ em phải điều trị cặn bệnh thế nào? Em phải uống thuốc liên tục suốt đời chăng?
Dược sỹ trả lời:
Chào bạn. Theo như bạn mô tả tình trạng dị ứng của bạn khá nặng hơn so với những người khác. Đây là lần đầu tiên bạn bị mẩn ngứa hay bạn thường xuyên bị dị ứng, mề đay trước đây? Nếu đây là lần đầu tiên bị dị ứng, có thể bạn nhiễm một độc tố khá nặng và cơ thể cần thời gian để đào thải độc tố đó.
Hiện nay thuốc bác sỹ điều trị cho bạn gồm có 2 loại kháng histamin (liều khá cao) để cắt giảm nhanh triệu chứng; silybean là thuốc bổ gan, tăng cường chức năng giải độc của gan. Với thuốc bổ gan silybean này bạn nên uống đều đặn mỗi ngày kể cả khi không bị mẩn ngứa, sưng môi.
Việc bạn dùng siro Tiêu Ban Thủy sẽ hỗ trợ mẩn ngứa, dị ứng rất tốt. Tuy nhiên đây là sản phẩm đông dược, nên cần thời gian để có tác dụng và thời gian đầu bạn cần sự hỗ trợ thuốc tân dược khi xuất hiện mẩn ngứa. Bởi vậy, bạn mới chỉ dùng 2 ngày thì bệnh vẫn tái phát như cũ. Với trường hợp của bạn nên dùng Tiêu Ban Thủy 12 tuần nhé. Trong thời gian dùng bệnh sẽ giảm dần. Nên uống nhiều nước để tăng đào thải độc tố.
Bạn yên tâm, khi độc tố đào thải ra ngoài hết, cơ thể bạn sẽ hoàn toàn khỏe mạnh trở lại.
Chúc bạn mau khỏi bệnh.
Thưa bs con của em bị nổj mề đay y hệ như trog hìh.bây gjờ đag điều trị thuốc.thyinisone.
METHYLPREDNISOLON 16mg.nhưg thuốc này nghe nói rất hại.cứ ság ra nổi mề rất nhiều nhưng uốg thuốc đến trưa xuốg.tốj đi ngủ ság hôm sau lên tiếp.nếu cứ điều trị như thế thì liệu có khỏi đc khôg bs?vì thưốc này liều rất cao và đắg trẻ c0n khôg bjết gì khôg chịu uốg đắg qúa uốg toàn nôn thôj.bs có thể cho e 1 lờj phảj điều trị thế nào là tốj nhất khôg ạ,e cũg đã đj khám bv tư va nhà nước rồj ạ.nhưg chỉ kết luận dị ứng thôj.e thấy lo lám.và cũg đã tiêm nhưg hết thuốc lại nộj bs ạ.bs có thể gjúp e 1kâu bìh luận fảj làm ntn k ạ.đc thế e kảm ơn lắm ạ.
Dược sỹ trả lời:
Chào bạn Nông Văn Quang. Tình trạng mẩn ngứa dị ứng, sẩn mề đay khá phổ biến ở nhiều người từ trẻ tới già và không phân biệt nam, nữ. Việc điều trị bệnh này trong tây y chỉ mới khắc phục triệu chứng; chưa điều trị nguyên nhân gây bệnh nên cứ hết thuốc là dị ứng lại tái phát trở lại.
Hiện tại bạn đang dùng Thyinisone với thành phần methyl presnisolon thuộc nhóm corticoid. Việc dùng thuốc này buộc bạn phải theo chỉ định bác sỹ, tránh dừng thuốc đột ngột sẽ ảnh hưởng không tốt tới cơ thể. Trước khi dùng thuốc này, bạn đã thử dùng nhóm kháng histamin chưa? (Bạn vui lòng để lại điện thoại để được tư vấn)
Trong đông y, bệnh dị ứng hay còn gọi là phong ngứa là chứng bệnh xuất hiện từ lâu và có nhiều kinh nghiệm chữa trị. Một số vị thuốc như lá khế, ké đầu ngựa, kim ngân hoa... có tác dụng rất tốt trong điều trị mẩn ngứa, dị ứng. Nếu bạn ngại sắc uống; có thể dùng siro Tiêu Ban Thủy thay thế nhé. Nên dùng duy trì hàng ngày để phòng ngừa tái phát.
Chúc bạn mau khỏi bệnh.
Chào bác sĩ.làm thế nào mới hêt khỏj hản được mề đay ạ?tiêm và uốg thuốc liều kao rồj nhưg hết thuốc lạj nổj ạ?
Dược sỹ trả lời:
Chào bạn Nông Văn Quang. Câu hỏi của bạn rất chung chung nên chúng tôi rất khó để trả lời. Bạn vui lòng gọi 1900 63 64 16 hoặc để lại số điện thoại để được tư vấn. Cảm ơn bạn.
Tôi có hiện tượng bị mề đay cấp tính, khoảng 1 tuần nay, nhưng tôi đang trong thời gian cho con bú, liệu tôi có thể dùng tiêu ban thuỷ đc ko, và thời gian uống thuốc như thế nào (chỉ uống khi ngứa hay uống 2 lần trong ngày)
Dược sỹ trả lời:
Chào bạn Thu Hà. Phụ nữ sau khi sinh con rất dễ bị mẩn ngứa. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bạn tham khảo link kèm theo nhé: http://tieubanthuy.vn/can-than-khi-dung-thuoc-tan-duoc-de-dieu-tri-di-ung-sau-sinh-102.html
Trường hợp của bạn hoàn toàn dùng được Tiêu Ban Thủy nhé. Sản phẩm chiết xuất 100% từ thảo dược nên an toàn khi sử dụng mà không ảnh hưởng tới sữa mẹ bạn nhé.
Chúc bạn mau khỏi bệnh.
Con em còn 7 ngày nữa là tròn 3 tuổi, ngủ đêm đến sáng dậy mắt & môi sưng hết kèm theo bụng , nách & sau tai nổi những mảng đỏ dày lên như muỗi đốt. Sáng cháu dậy chơi được 2h những giác đó lặn xuống chỉ còn màu đỏ trên da nhưng đến trưa ngủ trưa dậy thì nổi lên lại, nổi dày hơn & thêm cả phần lưng & chân. Cháu kêu ngứa lắm vậy giờ em cho uống thế nào ah?
Dược sỹ trả lời,
Chào bạn Nguyễn Huyên,
Dị ứng ở trẻ nhỏ là một hiện tượng thường gặp do hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện, da còn non nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây kích thích, dị ứng,... và cũng không loại trừ một số nguyên nhân liên quan đến di truyền.
Không biết bé nhà bạn bị hiện tượng này đã lâu chưa?
Với trường hợp bé bị dị ứng như thế này, bạn hoàn toàn có thể cho cháu sử dụng siro Tiêu Ban Thủy, chú ý liều dùng như sau:
- Cắt nhanh cơn ngứa (dùng thay thuốc tây): uống liều gấp đôi hoặc gấp ba liều ghi trên nhãn.
Cho hỏi thuốc này có bán tại Tam Kỳ( QNam) ko? Và giả là bao nhiẽu.vui lòng cho e bt.e cũng bị chứng bệnh này
Dược sỹ trả lời,
Chào bạn Đỗ Thị Thu Thủy,
Hiện tại siro Tiêu Ban Thủy đã phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc ở hầu hết các nhà thuốc trên cả nước. Tại Tam Kỳ, bạn có thể hỏi mua ở các hiệu thuốc gần nhà. Nếu không tìm được, bạn có thể liên lạc với chị Giang (phụ trách khu vực Quảng Nam) theo số 0905937395 để được hướng dẫn.
Sản phẩm có giá dao động khoảng 45 000 tùy từng nhà thuốc và khu vực.
Mọi thông tin tư vấn xin vui lòng liên hệ số 1900 63 64 16 hoặc 0473 044 999.
Em hay bi ngua va mat thi rat de bi di ung.cho hoi em dung tieu bann thuy co dc khong?
Dược sỹ trả lời:
Chào bạn Võ Thị Nga,
Với những trường hợp mẩn ngứa, dị ứng, mề đay hoàn toàn dùng được Tiêu ban Thủy bạn nhé.
Nhưng bạn lưu ý cách sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất:
+ Cắt cơn ngứa ngay (dùng thay thuốc tây): Bạn uống tăng gấp đôi, gấp ba liều ghi trên nhãn sẽ cho hiệu quả nhanh. Dùng ngay khi có dấu hiệu mẩn ngứa, mẩn đỏ.
+ Dùng duy trì phòng ngừa tái phát: Sau khi cơn ngứa đã dứt; bạn dùng liều duy trì (liều ghi trên nhãn) để phòng ngừa tái phát.
Cảm ơn bạn quan tâm đến sản phẩm.
Chào bác sĩ.tôi nay đã bị nổi mày đay 15nam .uốg và chũa bao nhiêu là thuốc mà ko khỏi.tôi thấy có quảg cáo thuốc tiêu man thủy chữa bệh nổi mày đay.liệu uốg thuốc này có chữa đk bệh mày đay này ko ?ngày nào tôi cũg bị nổi 24/24 bác sỹ ạ.mong bác sỹ cho tôi biết và hiểu rõ đượk chức năg và côg dụg của thuốc .
Dược sỹ trả lời:
Chào chị Nguyễn Thị Hạnh,
Trường hợp của chị bị dị ứng, nổi mề đay mạn tính 15 năm nên rất khó để điều trị chữa khỏi hoàn toàn. Song trong điều trị cần giảm tần suất tái phát và giảm mức độ mẩn ngứa, mẩn đỏ cấp tính.
Chị hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm Tiêu Ban Thủy; với công dụng như sau:
+ Cắt cơn ngứa ngay (dùng thay thuốc tây): Chị uống tăng gấp đôi, gấp ba liều ghi trên nhãn sẽ cho hiệu quả nhanh.
+ Dùng duy trì phòng ngừa tái phát: Sau khi cơn ngứa đã dứt; chị dùng liều duy trì (liều ghi trên nhãn) để phòng ngừa tái phát.
Chúc chị nhanh khỏi bệnh.
Toi bi di ung noi ne day do dung khang sinh lieu cao .va da 1nam nay ko khoi vay toi uong tieu ban thuy co khoi han duoc benh ko?
Dược sỹ trả lời:
Chào chị Nguyễn Thị Hoài. Việc điều trị kháng sinh ở trẻ nhỏ cũng như người lớn thường gây ra tình trạng nóng trong người, mụn nhọt, mẩn ngứa. Với những trường hợp này hoàn toàn sử dụng được Tiêu Ban Thủy chị nhé. (Chị nên dùng từ 6 tuần - 12 tuần phụ thuộc vào mức độ bệnh của từng người. )
Với trường hợp của chị, nếu nguyên nhân dị ứng chỉ mới xuất hiện 1 năm và sau khi dùng kháng sinh; nên có khả năng khỏi hẳn chị nhé.
Va trong khi dung tieu ban thuy toi co phai kieng thúc an gi de benh mau khoi ko
Dược sỹ trả lời:
Chào chị Hoài. Khi sử dụng Tiêu Ban Thủy nói riêng, hay nói chung khi đang bị dị ứng, mẩn ngứa chị nên
- Kiêng những thức ăn gây kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt. Những thực phẩm gây nóng trong người
- Kiêng những thức ăn có nhiều đạm như tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa... (những thực phẩm này làm gia tăng nguy cơ dị ứng)
- Nên ăn chế độ có nhiều vitamin A, B, C, ăn các thức dễ tiêu, có tác dụng chống táo bón như cà chua, cam, chanh, khoai lang, mướp đắng...