Bầu bí là khoảng thời gian trải nghiệm những cảm xúc tuyệt vời của người phụ nữ, nhưng để đổi lấy niềm vui sau 9 tháng 10 ngày ngóng đợi là biết bao đánh đổi về nhan sắc, những khó khăn bởi ốm nghén, mệt mỏi, xấu xí, rạn da… và ngứa da cũng là một trong những nỗi ám ảnh của các mẹ bầu trong quá trình thai kì. Vậy chữa trị mề đay cho bà bầu như thế nào mới hiệu quả?
Các mẹ bầu vẫn thường than thở: khổ như ngứa ngáy trong quá trình thai kì, nhiều người xếp hạng ngứa da khi mang thai xứng đáng đứng vị trí số 1 bởi sự khó chịu khôn tả mà nó mang lại. Dạo một vòng quanh các diễn đàn dành cho các mẹ bầu, hẳn không ít những topic than phiền về tình trạng ngứa ngáy đến phát điên. Tình trạng ngứa khắp người rồi nổi mẩn đỏ dầy đặc như bị lên mề đay khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy như có con ghẻ, ngứa như điên dại, gãi chảy cả máu.
Lý giải cho chứng gãi sồn sột suốt trong quá trình thai kì của các mẹ bầu, các chuyên gia cho rằng đó là do sự thay đổi hormone estrogen trong thời gian này. Khi thai nhi càng lớn nên thì đi kèm với việc cơ thể tăng cân khiến các vùng da bụng, đùi, ngực…bị rạn, gây ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng này càng tồi tệ hơn với những mẹ có tiền sử da khô, mắc chứng chàm bội nhiễm hay bị các loại dị ứng trước đó.
Chứng viêm nang lông khởi phát vào khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ cũng là nguyên nhân xuất hiện những sẩn mủ ở nang lông, gây ngứa. Hay chứng bệnh viêm da bọng nước xuất hiện khoảng tuần thứ 20-21 của thai kỳ cũng có thể mang đến những mảng mề đay, mụn nước mọc quanh rốn, đùi. Sau đó, những mụn nước này lan sang bụng, lưng, bàn tay, bàn chân… gây ngứa cho bà bầu.
Nếu mẹ bầu gặp phải các chứng: bị đổ mồ hôi nhiều; mắc bệnh trĩ, có thể gây ngứa hậu môn; bạn bị rạn da quá mức cũng có thể gặp phải tình trạng ngứa da trong quá trình mang thai.
Ngứa ngáy đối với người bình thường đã chẳng dễ chịu thì đối với mẹ bầu cảm giác khó chịu còn tăng lên gấp bội. Tuy nhiên, các mẹ hoàn toàn có thể cởi bỏ nỗi ám ảnh này với chiêu trị ngứa dân gian bằng lá khế. Theo Đông y thì khế có vị chua ngọt, tính bình tươi hơi mát, chín thì ôn có tác dụng sinh tân dịch giải khát, lợi tiểu trị phong nhiệt giải độc do đó cũng phát huy hiệu quả rất tốt trong việc giảm ngứa cho mẹ bầu. Để trị ngứa da, mẹ bầu có thể áp dụng các cách sau:
Dùng lá khế tươi: Lấy một nắm lá khế tươi, bỏ vào chảo rang cho héo. Căn đến khi lá vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải (tránh nóng quá gây bỏng), dùng để chà xát lên những vùng da bị ngứa. Lặp lại vài lần cho đến khi khỏi hẳn thì thôi.
Lá khế giúp mẹ bầu khỏi ngứa
Dùng khoảng 200g lá khế chua, sau đó rửa sạch rồi vò hoặc xay nát, cho vào nồi cùng 2 lít nước, đun sôi. Khi nước sôi cho thêm 2 thìa café muối trắng. Khi nước đã nguội chỉ còn hơi ấm, mẹ bầu dùng một chiếc khăn mềm và dùng nước đó để lau lên người và tắm lại bằng nước sạch. Để cho tác dụng của lá khế hiệu quả hơn, các mẹ có thể vắt thêm ½ quả chanh vào nước tắm.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất các mẹ nên sử dụng thường xuyên đến khi nào tình trạng ngứa da biến mất, đồng thời cũng cần lưu ý bổ sung cho cơ thể những thức ăn giàu vitamin A, tuyệt đối tránh cào, gãi vì da sẽ càng bị kích thích khiến mẹ bầu có thể bị ngứa thêm thậm chí để lại di chứng về sau.
Siro Tiêu Ban Thủy chiết xuất từ lá khế và các thảo dược khác
Siro Tiêu Ban Thủy được bào chế hoàn toàn từ thảo dược nên rất an toàn khi sử dụng dài ngày. Thêm nữa, việc đóng gói dưới dạng chai siro có vị ngọt tự nhiên và mùi thơm của dược liệu, dễ uống, nên rất tiện lợi, phù hợp với hầu hết các đối tượng từ trẻ em đến người già. Tuy nhiên, chỉ riêng với phụ nữ mang thai, do chưa nghiên cứu thử nghiệm đầy đủ trên nhóm đối tượng này nên tốt nhất không nên dùng. Thay vào đó, các mẹ bầu nên dùng lá khế rang héo chà xát ngoài da là lựa chọn an toàn và được ưu tiên hơn cả.
>>> Xem ngay: Chữa mề đay bằng lá kinh giới tía tô khỏi ngay sau 1 tuần
GPQC: 2118/2014/XNQC-ATTP
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bác sĩ.cháu có thai đựợc 7 tháng.chỉ còn 2 tháng nữa cháu đẻ.nhưng hiện giờ cháu bị ngứa ở hai chân và bàn tay vậy cháu nên làm gì cho mau chóng khỏi để chuẩn bị sinh em bé ag
Chuyên gia trả lời,
Chào bạn Duong Thi Thu,
Dị ứng trong thời gian mang thai là một hiện tượng rất phổ biến do cơ thể người mẹ có sự tăng chuyển hóa trong thời gian mang thai, dấn đến tích tụ nhiều nhiệt nóng trong cơ thể.
Với tình trạng hiện nay, bạn có thể sử dụng một số biện pháp dân gian giúp giảm triệu chứng từ ngoài da như đun nước lá khế tắm, rang héo lá khế trên chảo rồi dùng lá khế rang này chà xát trực tiếp lên vùng da bị dị ứng. Nếu quá khó chịu, bạn nên đi viện khám, nếu cần dùng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định và theo dõi thêm cho bạn.
Chúc bạn mau khỏi bệnh.
Mọi thông tin tư vấn xin vui lòng liên hệ số 1900 63 64 16 hoặc 0473 044 999.
Lá khế tươi có trị được chàm khô kg BS, nếu đc thì fải làm sao?
Chuyên gia trả lời,
Chào bạn Nguyen Thi My Linh,
Chàm là một bệnh lý mãn tính, biểu hiện thông thường là tình trạng mẩn ngứa giống dị ứng, ngoài ra còn có biểu hiện khô da hay bong tróc da hoặc tạo vảy. Với bệnh lý này, hiện nay cũng chưa có thuốc đặc trị, việc điều trị chủ yếu là giảm triệu chứng và hạn chế tái phát.
Lá khế là một loại thảo dược theo kinh nghiệm dân gian dùng trong các trường hợp dị ứng có đáp ứng tốt. Tuy nhiên loại lá này chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm ngứa từ bên ngoài và đối với bệnh chàm, chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng chứ khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Bạn có thể rửa sạch lá khế đun nước tắm hoặc rang lá khế trên chảo và chà xát vào vùng da bị dị ứng.
Với bệnh lý này bạn có thể dùng siro Tiêu Ban Thủy hỗ trợ giảm mẩn ngứa, và kết hợp với dùng các loại kem giữ ẩm và làm mềm da, hạn chế tái phát tình trạng này.
Bạn nên tránh tiếp xúc vùng da bị chàm với hóa chất hay các chất tẩy rửa mạnh để tránh làm tổn thương da thêm. Chế độ ăn nên tăng cường rau xanh hoa quả để bổ sung thêm vitamin cho cơ thể, đặc biệt vitamin nhóm B, C có tham gia tạo thành cấu trúc da.
Chúc bạn sức khỏe.
Mọi thông tin tư vấn xin vui lòng liên hệ số 1900 63 64 16 hoặc 0473 044 999.
Bác sĩ ơi cho cháu hỏi là tắm nước lá khế khô có trị được bệnh ghẻ không ạ.hay là phải nấu nước lá khế tươi ạ.mong bác sĩ trả lời sớm ạ.cháu cảm ơn ạ!
Chuyên gia trả lời,
Chào bạn Trần Thị Khánh Chi,
Lá khế là một loại thảo dược có vị chát, tính bình, được dùng trong dân gian để trị các chứng bệnh dị ứng, sát khuẩn. Do đó thường được dùng trong nhiều trường hợp như trị ngứa, mụn nhọt, sởi,... Chi tiết bạn có thể xem thêm trong bài viết sau đây: http://tieubanthuy.vn/la-khe-thao-duoc-da-nang-50.html.
Với trường hợp của bạn, ghẻ là một bệnh lý do kí sinh trùng gây ra. Bệnh lý này cần được điều trị bằng các thuốc đặc trị và chú ý về vấn đề vệ sinh để tránh lây lan cũng như bị bệnh dai dẳng (cần giặt quần áo thường xuyên, giữ vệ sinh thân thể, không dùng chung đồ đạc,...)
Bạn có thể đun nước lá khế tươi để tắm sẽ giúp hỗ trợ giảm nhiễm khuẩn da. Nhưng không thể thay thế được các thuốc đặc trị. Và bạn nên lưu ý lá khế cần phải rửa sạch để đất cát bụi bặm được loại bỏ hết tránh hiện tượng lại làm cho vùng da này bị nhiễm khuẩn thêm.
Chúc bạn mau khỏi bệnh.
Mọi thông tin tư vấn xin vui lòng liên hệ số 1900 63 64 16 hoặc 0473 044 999.
Lá khế tươi trước khi rang có cần phải rửa lại nước không ạ
Chuyên gia trả lời,
Chào bạn Lê Đào Song Giang,
Lá khế là loại thảo dược có tác dụng giảm mẩn ngứa rất hiệu quả theo kinh nghiệm dân gian, và trong trường hợp bầu bí dùng thuốc cần phải rất cẩn thận thì việc dùng lá khế là một lựa chọn tốt cho các mẹ bầu.
Bất cứ loại thảo dược nào trước khi đun nước tắm hoặc sắc, sao,... đều cần rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn bám trên lá, để tránh tổn thương hay nhiễm trùng da.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến Website của Tiêu Ban Thủy.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh.
Mọi thông tin tư vấn xin vui lòng liên hệ số 1900 63 64 16 hoặc 0473 044 999.